(TNO) Hoàn mỹ và mang giá trị lịch sử quư giá, tuy nhiên phần nắp vàng của chiếc hộp vàng hoa sen mới t́m thấy ở Đông Triều đă bị mất cắp vài ngày sau khi được t́m thấy. Thông tin này được truyền tải mạng internet khiến dư luận lo lắng.
Chiếc hộp quư bằng vàng có từ thời Trần vừa được phát hiện ở H.Đông Triều, Quảng Ninh vẫn c̣n nắp - Ảnh: Trung tâm nghiên cứu kinh thành cung cấp |
“Tôi thực sự không biết chiếc nắp hộp tuyệt đẹp đó giờ c̣n không. Cho tới giờ tuy
Thanh Niên Online đă đưa ảnh về chiếc hộp với nắp lên mạng, nhưng tôi vẫn không biết đó là h́nh chiếc hộp trước hay sau khi có thông tin mất nắp”, một nhà sưu tầm đồ cổ giấu tên băn khoăn. Ông là người theo dơi thông tin về món bảo vật đó hằng ngày và nhận định rằng đó là món tinh xảo. Không giấu nổi màu thời gian trên ḿnh, song chiếc hộp vẫn sáng một cách tinh anh.
Bản thân nhà nhiều nhà nghiên cứu cũng lo lắng không rơ số phận chiếc nắp hộp hiện ra sao. Lo lắng cũng phải bởi các nhà khảo cổ học, bảo tàng học phần lớn đều không giấu nổi sự ngưỡng mộ “kỳ duyên” khi chiếc hộp lộ diện. Bởi trước đó, lần gần nhất khảo cổ học t́m thấy hiện vật vàng nguyên vẹn cũng đă cách đây hơn 50 năm. Và cho tới giờ những hiện vật đó vẫn được bảo quản trong kho chứ chưa hề được giới thiệu với công chúng.
Chiếc nắp hộp h́nh bán cầu, trên thân nắp được tạo nổi 11 cánh sen khớp với các cánh sen ở dưới thân. Giữa nắp là một đài sen tạo tác công phu với 4 lớp cánh xếp thành ṿng tṛn đồng tâm. Chính giữa tâm nắp hộp là núm nắp được tạo tác như đài sen nhỏ. Xen giữa các cánh là đường chỉ nổi và diềm văn chấm tṛn như nhụy hoa.
Trao đổi với
Thanh Niên Online ngày 7.7, TS Bùi Minh Trí - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh thành - cho biết chiếc hộp hiện vẫn nguyên vẹn, sau khi được nhà sư Thích Quảng Hiển trao tặng cho UBND H.Đông Triều. Cùng với việc giao nhận “nguyên chiếc” này, cán bộ của Trung tâm đă đến hiện trường để khảo sát nghiên cứu khu vực phát hiện ra chiếc hộp.
“Những đánh giá khoa học về chiếc hộp quư chỉ được đưa ra sau khi nghiên cứu chỉnh thể chiếc hộp, với đầy đủ cả thân và nắp”, TS Trí nói.
Theo nghiên cứu chỉnh thể này, tất cả các hoa văn trang trí trên nắp và thân hộp nói trên đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa thời Trần, một triều đại nổi tiếng với những chiến công hiển hách trong lịch sử Đại Việt. Ví dụ như đồ án hoa chanh hay những cành lá mềm là mô típ rất phổ biến của thời nhà Trần. Trên rất nhiều đồ gốm hoa nâu thời kỳ này như các loại thạp, âu hay liễn đều phổ biến trang trí văn hoa chanh 4 cánh và những cành lá mềm.
Đáng lưu ư, trang trí hoa chanh này đă từng thấy nhiều lần trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long trên kiến trúc của các cung điện, lầu gác hay bên ŕa chân tường bao của khuôn viên các công tŕnh kiến trúc. Đối với đồ án văn chấm tṛn hay các ṿng tṛn lại cho thấy tính tiếp nối truyền thống của nền nghệ thuật Phật giáo - nghệ thuật cung đ́nh của thời Lư phát triển sang triều đại Trần.
Bản thân cũng từng được đọc thông tin hộp mất nắp trên mạng, TS Trí cho biết, nếu tinh ư sẽ thấy thông tin này có trước khi ông và đồng nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu kinh thành công bố kết quả nghiên cứu tổng thể chiếc hộp. “Tôi khẳng định, chiếc hộp giờ vẫn c̣n nguyên nắp. Tôi cũng mong, tới đây, công chúng sẽ sớm được chiêm ngưỡng vẻ hoàn mỹ của nó”, TS nói giọng không giấu nổi tự hào.
Trinh Nguyễn
Thanhnien