Liệu kinh tế Iran có bị sụp đổ trước lệnh cấm vận dầu lửa của EU hay điều này chỉ càng làm cho dân chúng Hy Lạp khốn khổ hơn?
Bắt đầu từ ngày hôm nay 1/7/2012, Liên minh châu Âu bắt đầu thực hiện lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran. Một vài ngày tới, dầu mỏ từ Iran sẽ không được vận chuyển sang châu Âu nữa, buộc các nước sẽ chỉ sử dụng khối lượng nhập khẩu theo hợp đồng trước đó.
Trong nỗ lực "trừng phạt" Tehran, EU thậm chí cấm một nước đang chìm đắm trong khủng hoảng là Hy Lạp không được nhập khẩu nguyên liệu từ Iran với các điều khoản thuận lợi. EU chiếm tới 20% xuất khẩu vàng đen của Iran: mỗi năm khoảng 30 triệu tấn.
Tuy nhiên, Iran có thể bù đắp thiệt hại từ việc chấm dứt giao hàng cho EU bằng cách gia tăng xuất khẩu đến các nước khác. Vì vậy, hiệu lực của lệnh cấm vận sẽ chỉ là có điều kiện.
Chủ tịch Viện Trung Đông Yevgeny Satanovsky cho biết: “Nền kinh tế thế giới có thể hoạt động ở mức giá dầu cao và mức dầu giá rẻ. Cuộc khủng hoảng đã làm giảm tiêu thụ dầu khí trong thế giới công nghiệp hóa và giảm thị phần của dầu mỏ Iran trên thị trường thế giới. Có những quốc gia như Nam Phi, đã tăng đáng kể nhu cầu nhập dầu từ Iran. Thổ Nhĩ Kỳ không làm giảm tiêu thụ dầu của Iran. Hàn Quốc đã giảm, nhưng không đáng kể.
Các công ty Ấn Độ giảm tiêu thụ dầu của Iran trong khu vực nhà nước đã cân đối bằng cách gia tăng mức nhập khẩu của các công ty khu vực tư nhân. Trung Quốc giảm khối lượng mua để... buộc Iran giảm giá. Kết quả, mức tiêu thụ dầu Iran được giữ nguyên”.
Do bị cấm vận, Iran sẽ mất 20 tỷ USD trong số 100 tỷ USD mà xuất khẩu các sản phẩm dầu khí hàng năm mang lại. Các biện pháp trừng phạt kích thích hoạt động kinh tế của nước Cộng hoà Hồi giáo tại các khu vực khác. Nói cách khác, sự trừng phạt của phương Tây chống lại Iran sẽ không gây ra tình trạng hỗn loạn của thế giới, cũng không làm cho kinh tế Iran sụp đổ.
Thế nhưng chính sách của Brussels và Washington đang ảnh hưởng đến ví tiền của người dân châu Âu bình thường. Và tất cả điều này đều xuất phát từ sự nghi ngờ không có bằng chứng xác thực rằng Tehran có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.
Nói cách khác, các biện pháp kinh tế cụ thể và tác động của chúng là phản ứng của phương Tây không dựa trên căn cứ thực tế mà xuất phát từ tình trạng bất ổn của họ.
Theo VOR