Tôi nhận ra ba điều. Điều đầu tiên là những khó khăn của người nông dân. Mọi người đều nói cuộc sống của người nông dân vất vả lắm, nhọc nhằn lắm. Nhưng phải thực sống và làm việc cùng họ trong vài ngày, tôi mới hiểu nghề nông cực nhọc đến nhường nào. Công việc bắt đầu từ 5 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Tôi phải nhổ ngô, gặt lúa, làm đất và nhiều việc khác nữa. Sau một ngày làm lụng, tôi chỉ muốn tắm và đi ngủ. Nhưng bạn sẽ thấy rất khó ngủ vì không có quạt, hoặc có cũng như không vì ở quê mất điện triền miên.
Ở đây, một vấn đề lớn tôi nhận thấy là nông dân cấy cày, thu hoạch vất vả là thế nhưng sản phẩm có giá rất rẻ mạt. Nhiều người nông dân biết rằng sản phẩm mình làm ra bị người trung gian ép giá, nhưng cũng không biết phải làm thế nào. Tôi đang nghĩ cách giúp họ bỏ qua người trung gian, bán trực tiếp sản phẩm cho các thị trường nước ngoài để hai bên cùng có lợi.
Vấn đề thứ hai là giáo dục. Ở Việt Nam, nhiều giáo viên không dạy học sinh cách học, không kích thích trí tò mò tìm hiểu và trí tưởng tượng mà áp đặt kiến thức một chiều. Trong khi đó sự học là quá trình lâu dài cả cuộc đời, chúng ta sống và học thêm điều mới mỗi ngày. Nhưng cũng có những người thầy tốt.
Khi đến vùng nông thôn, tôi thấy ở đây phần nhiều là người già và trẻ em nhỏ đi làm, thanh niên đã bỏ lên thành phố hết, trong khi thành phố không đủ việc làm cho tất cả mọi người. Rất ít người quay trở lại đóng góp cho quê nhà.
Vậy đấy, vẫn chưa sáng mắt, cứ mụ mẫm tưởng tượng thiên đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam sung sướng hơn đất nước Hoa Kỳ.
|