Một thời, những chuyến tàu Nam Định - Nghệ An trở thành nỗi ám ảnh của những ai đi về bởi sự hoành hành của một nhóm cướp nhảy tàu với những “cao thủ” liều lĩnh hạng nhất. Trong nhóm siêu cướp giật ấy, Trần Văn Sỹ là thủ lĩnh cầm đầu.
Nổi danh giang hồ từ năm 12 tuổi
Nh́n dáng người Sỹ nhỏ thó và hiền khô, có lẽ chẳng ai tin được vào những năm 80 của thế kỷ trước, gă đă từng là một giang hồ cộm cán. Trần Ngọc Sỹ sinh năm 1965, trong một gia đ́nh gia giáo. Bố mẹ hắn đều là những giáo viên giỏi, gia đ́nh nề nếp, gia phong. Đối ngược với việc chú tâm học hành và thành đạt của các anh chị, Sỹ lại ăn chơi sa đọa.
Là con út trong gia đ́nh, gă được cưng chiều hơn cả. Thay v́ học hành tử tế như nếp nhà vẫn có, gă sớm bám chân những thanh niên làng ăn chơi, rồi bập vào tệ nạn. Lên lớp bảy, hắn quyết định bỏ học. Khi gă bắt đầu bước chân vào con đường tội lỗi là năm tṛn 12 tuổi.
Anh Trần Ngọc Sỹ
So với đám bạn, Sỹ có chút tiền bạc nên được tôn sùng làm đại ca. Với bản tính ngang tàng, hiếu chiến và lỳ lợm, chỉ một thời gian rất ngắn gă côn đồ nhí này đă tạo dựng cho ḿnh một thương hiệu nghe vẻ rất oai: Sỹ “đại bàng”. Quy tụ dưới trướng của đại ca nhí này là hàng chục đàn em thường xuyên hoạt động cướp giật tại các bến xe, nhà ga. Khi bị đấng sinh thành dọa từ mặt, gă vẫn mặc kệ, bỏ luôn gia đ́nh để sống vạ vật cùng lũ đệ tử đường phố.
Nghề chủ yếu của băng nhóm là nhảy xe, nhảy tàu trên tuyến Bắc - Nam để thực hiện các vụ cướp giật tài sản. Cung cách cướp tài sản của băng nhóm do gă chỉ đạo cũng rất liều lĩnh và táo tợn. Phát hiện con mồi, gă hoặc đàn em sẽ áp sát, một tay giật lấy tài sản c̣n tay kia vung đao kiếm để dọa. Sau khi lấy được đồ, các “cao thủ” sẽ quăng ḿnh xuống khỏi đoàn tàu hoặc các chuyến xe đang chạy. Nếu con mồi nào chống đối sẽ lập tức lĩnh trận mưa đao.
Thời điểm ấy, tên nào khai là đàn em của Sỹ “đại bàng” đều khiến người khác phải kiêng nể. Băng nhóm này trở thành nỗi khiếp đảm của những hành khách Bắc - Nam mỗi khi đi qua cung đường Nam Định - Nghệ An.
Anh Sỹ đang dạy nghề cho những người thợ đặc biệt của ḿnh
Đường về của đại ca giang hồ khét tiếng
Sau 10 năm hoạt náo trong giới giang hồ, băng nhóm Sỹ “đại bàng” đă bị Công an tỉnh Thanh Hóa xóa sổ. Cuối năm 1987, Trần Ngọc Sỹ cùng đàn em đă bị bắt quả tang khi đang tổ chức cướp xe khách trên tuyến đường 1A. Bản thân hắn bị kết án 6 năm tù giam và thụ án tại trại giam Thanh Phong (Thanh Hóa). Trùm sỏ vào nhà đá, băng nhóm của gă như rắn mất đầu, dần tản ra mỗi người một ngả.
Nhớ lại những ngày đầu thụ án tại trại giam Thanh Phong, Trần Ngọc Sỹ cho biết: “Đó thực sự là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi. Chính tại nơi này, tôi được sự giáo dục và hướng thiện của Ban giám thị trại giam”.
Sớm tỉnh ngộ, thoát khỏi ảo vọng giang hồ, hắn quyết tâm làm lại từ đầu. Cũng chính trong thời gian ở tù, gă được các cán bộ dạy cho nghề thợ mộc. Nh́n những sản phẩm chạm trổ tài hoa của các bạn tù trong xưởng mộc, gă đă quyết định sẽ làm lại cuộc đời từ nghề đó. Rồi Sỹ mạnh dạn xin chuyển sang học mộc. Miệt mài với đam mê lạ lùng này, chẳng mấy chốc gă đă trở thành người thợ giỏi.
Năm 1992, khi măn hạn tù, vừa đặt ba lô xuống nền nhà, hắn lên kế hoạch gây dựng sự nghiệp. Lúc bấy giờ, gia đ́nh gă đă chuyển ra Hà Nội sinh sống. Bố mẹ muốn đưa Sỹ ra sống cùng nhưng hắn từ chối. Phần v́ mặc cảm lỗi lầm, phần nữa gă thấy nợ nhiều với mảnh đất quê hương nên quyết tâm bám trụ để trả nghĩa. Bằng chút vốn bố mẹ cho, gă quyết định mở xưởng mộc ngay trên mảnh đất Đông Hương.
Để tạo công ăn việc làm cho mọi người, Trần Ngọc Sỹ thu nhận hầu hết những thanh niên trong xă có hoàn cảnh khó khăn về xưởng. Có thời điểm, xưởng mộc của gă thu nhận và tạo việc làm cho tới hơn 40 thanh niên trong xă.
Sỹ thật thà chia sẻ: “Từng làm đại ca của mấy chục đàn em gọi dạ bảo vâng thế mà quản lũ thanh niên choai choai cũng khó khăn ra phết”.
Hiện tại, Trần Ngọc Sỹ có 5 cơ sở mộc, giải quyết việc làm cho gần 20 công nhân, chủ yếu là các thành phần đă từng có thời gian càn quấy nay muốn làm lại cuộc đời. Với những người đang c̣n học việc, gă bao ăn ở và mỗi tháng trả 1,5 triệu đồng. Những tay thợ đă lành nghề, tùy theo từng người mà mức lương sẽ dao động từ 3 - 5 triệu đồng. Số tiền này gă gửi thẳng về cho gia đ́nh lao động.
Trong 20 năm qua, tên giang hồ ngày nào không nhớ nổi ḿnh đă cưu mang bao nhiêu phận người lầm lỡ. Mỗi người đến với hắn đều có một phận đời, nỗi khổ riêng. Tuy nhiên, khi mới bước chân vào xưởng, ai cũng mang một mặc cảm, tội lỗi.
Sau một thời gian làm học tṛ thầy Sỹ và gắn bó với cái đục, thớ gỗ đă trở nên căng tràn niềm tin vào tương lai. Đứa trẻ nào tay nghề đă cứng cáp, gă luôn khuyến khích chúng ra lập cơ sở riêng. Một phần để chúng tự lập, phần nữa gă có thêm đất mà dung nạp những đứa khác.
Theo nguoiduatin