Ruble là đồng tiền chung của 15 nước trong liên minh Xô Viết được thành lập vào năm 1992. Chỉ 2 năm sau đó, lạm phát phi mă khiến các nền kinh tế thành viên lao đao và liên minh này sụp đổ.
Trong bối cảnh các chính trị gia Hy Lạp phá vỡ các điều kiện của gói cứu trợ mà các nhà tài trợ quốc tế đưa ra, Tây Ban Nha kêu gọi sự trợ giúp tài chính, các nước Bắc Âu phải tài trợ cho Nam Âu, các nhà sử học đang tự hỏi liệu đồng euro có phải chịu chung số phận với đồng ruble của 15 năm trước.
Mặc dù số điểm khác biệt giữa Liên minh Xô Viết và EU nhiều hơn là điểm tương đồng, vẫn có những điểm hữu ích để có thể đánh giá cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại eurozone.
Theo Ivan Krastev, Chủ tịch của Centre for Liberal Strategies tại thủ đô Sofia của Bulgaria, cả Liên minh Xô Viết và Liên minh châu Âu đều đă mất đi thế hệ luôn ghi nhớ rằng các liên minh này được xây dựng trên cơ sở đoàn kết. Liên minh Xô Viết được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong khi EU được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ 2. Thậm chí, it nhất th́ Liên minh Xô Viết c̣n dùng chung 1 thứ tiếng.
Liên minh Xô Viết được liên kết với nhau bởi họ cùng theo Chủ nghĩa cộng sản. Khi nền tảng này bị sụp đổ với sự nổi dậy của dân chủ ở những nước trước đây là vệ tinh của Tây Âu sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, niềm tin của khối này cũng biến mất.
Theo nhận định của Mark Mazower, Giám đốc trung tâm lịch sử quốc tế tại đại học Columbia (Mỹ), sự ra đi của Hy Lạp có thể giáng một đ̣n mạnh vào Hiệp ước Rome năm 1957. Eurozone sẽ bị thu hẹp lại với những thành viên chủ chốt. Theo ông, EU được dẫn dắt bởi hệ tư tưởng của giới trí thức. Giờ đây, khi hệ tư tưởng này bị dẫn dắt bởi các sự kiện và niềm tin biến mất, rất có thể tương lai của EU sẽ giống như Liên minh Xô Viết.
Với tuyên bố chính thức chấm dứt sự tồn tại của Liên minh Xô Viết của Mikhail Gorbachev và sau đó là sự ra đi của Ukraine, Belarus và Moldova, khối liên minh có dân số 286 triệu người đă sụp đổ. Đến năm 1991, Nga, Ukraine, Belarus và Moldova thành lập liên bang độc lập, không hề có chính phủ hay lănh đạo chung.
Tuy không sử dụng đồng tiền chung, các nước này vẫn có mối quan hệ chặt chẽ. Nga vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine, chiếm tới 28% xuất khẩu và 38% nhập khẩu trong quư I năm 2012. Belarus là nước duy nhất bán trái phiếu được niêm yết bằng đồng ruble của Nga.
Giờ đây, bài học giành cho EU là cần phải theo dơi sát sao những động thái của Đức và cảnh giác trước nguy cơ h́nh thành một eurozone với qui mô nhỏ hơn. Các liên minh không bị tan ră từ các vấn đề ở các nước ngoại biên mà chính từ các nước cốt lơi.
Thủ tướng Đức Angela Markel đă từng nhắc đi nhắc lại rằng đồng euro chính là chất keo kết nối châu Âu. Tuy nhiên, giống như t́nh trạng của đồng ruble, một khối sử dụng đồng tiền chung cần có chất keo gắn kết vượt lên trên lợi ích kinh tế của từng quốc gia.
Anh Thư
Theo TTVN/Bloomberg