AK-47 là mẫu súng trường đă đi vào huyền thoại nước Nga và thế giới, đây là mẫu thiết kế súng thành công nhất thế giới hiện đang được sử dụng trong quân đội 60 quốc gia trong đó có Việt Nam.
H́nh ảnh uy lực súng AK cải tiến
Nhưng nếu so với tốc độ phát triển nhanh hiện nay của các loại súng trường tấn công hiện đại th́ rơ ràng uy lực của AK đă không c̣n đáng sợ. Nếu không có những phương án cải tiến th́ rơ ràng loại súng huyền thoại này sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
Nga chính là quốc gia đi đầu trong việc nâng cấp cho “đứa con đẻ” của họ, việc bổ sung thêm những loại vũ khí bổ trợ cho AK đă được quân đội nước này tính đến từ lâu, và Việt Nam có thể tận dụng những phương thức đó để cải tiến loại súng chủ lực đang được trang bị cho bộ binh.
Trong danh sách những vũ khí bộ binh, súng phóng lựu luôn được biết đến là một trong những thứ đáng sợ nhất, và nó lại đặc biệt nguy hiểm hơn nếu kết hợp với một khẩu súng bộ binh. Từ trong chiến tranh Việt Nam, súng phóng lựu đă thể hiện là 1 loại vũ khí rất uy lực, đặc biệt phải kể đến loại M79 của bộ binh Mĩ hay M203 gắn trên súng M16 của lính biệt kích Mỹ.
Liên Xô cũ và bây giờ là Nga không muốn làm người ngoài cuộc, họ bắt tay vào thiết kế một loại súng phóng lựu gắn trên súng bộ binh AK-47. Kết quả là khẩu GP-25 ra đời với những ưu điểm, thậm chí là vượt trội so với người Mĩ.
Súng AK sẽ tăng thêm uy lực khi được cải tiến và bổ sung vũ khí phụ trợ
Thiết bị phóng lựu GP-25 được phát triển giữa những năm 1975 và 1978, dựa trên các thử nghiệm trước đó được quân đội Liên Xô chấp nhận năm 1978 cho cả loại AKM lẫn AK-47.
Đến năm 1989 một cải tiến của GP-25 là GP-30 có trọng lượng nhẹ hơn, đơn giản hơn và giá thành rẻ hơn. Cả 2 loại đều dùng cho cỡ đạn 40mm – loại VOG-25 và loại đan hơi cay ít sát thương hơn VOG-25P.
Cả 2 loại đạn này được thiết kế kiểu “không vỏ đạn", với ng̣i nổ và thuốc đều nằm trong quả đạn, do đó, khi đạn được bắn, sẽ không c̣n ǵ trong ống phóng lựu để vất ra trước khi gắn viên đạn mới vào.
Ṇng của ống phóng lựu GP là loại ṇng xoắn, đạn lựu được gắn vào súng bằng cách nhét viên đạn vào từ đằng trước và giữ viên đạn trong đó bởi một cái “nhíp”. Đạn lựu bị “thối” sẽ được đẩy ra bởi một cái chốt bên trái súng.
Cơ cấu bắn thuộc loại 2 chu tŕnh hoạt động, cơ cấu an toàn bằng tay và một số cơ cấu an toàn tự động, sẽ khóa ống phóng lựu lại nếu ống chưa được gắn đúng cách vào ṇng súng hay đạn chưa được nạp hoàn chỉnh.
Ở loại GP-25, thước ngắm được gắn vào bên tay trái súng với các thước chia tỉ lệ để xạ thủ có thể ngắm bắn mục tiêu lên tới 400m, đến ḍng GP-30 th́ thước ngắm được đặt ở bên phải súng, giúp cho việc ngắm bắn thuận lợi hơn.
H́nh ảnh quen thuộc của súng trường AK nhưng được bổ sung thêm súng phóng lựu
Mỗi ống phóng lựu đều đi kèm với một miếng lót cao su ở báng súng để đỡ gây chấn thương cho người lính khi sử dụng, và thường là nó đi kèm với một mấu đặc biệt.
Đạn VOG-25 và VOG-25P có tầm bắn hiệu quả chừng 100-150m. Quả đạn này có một ng̣i nổ tính thời gian tự động hủy sau khi bắn và một tầm bắn an toàn (trong khoảng 40m kể từ ṇng súng đạn sẽ không nổ).
Tầm sát thương của đạn cho GP là ít nhất 5m. Khác biệt chủ yếu giữa đạn VOG-25 và VOG-25P là cơ chế “nhảy cóc” sau khi chạm đất, thuốc đạn trong đầu viên đạn sẽ kích hoạt và đẩy nó nhảy lên chừng 1m rồi mới nổ, mảnh lựu đạn sẽ sát thương cả từ trên cao xuống, điều này sẽ đánh mất ưu thế của bộ binh khi nấp trong chiến hào hay sau vật cản.
Hiện nay, hơn 30 năm sau khi ra đời các loại ống phóng lựu GP vẫn được Quân đội Nga sử dụng rộng răi. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ống phóng lựu gắn trên AK đang tiếp tục được phát triển và sẽ c̣n là một loại vũ khí cực ḱ lợi hại trong tương lai, điều này sẽ là thông tin tốt giành cho bộ binh Việt Nam.
Thái Yên (
RUdefence, Military)