R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Feb 2008
Posts: 61,375
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 78
|
Philippines có thành 'vật hy sinh' trong quan hệ Mỹ-Trung?
Philippines có thành 'vật hy sinh' trong quan hệ Mỹ-Trung?
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ngày 9/5 đă ra thông báo khẩn cấp yêu cầu tất cả các công dân Trung Quốc đang sinh sống, làm việc và học tập ở Philippines phải tăng cường chú ư và làm tốt công tác đảm bảo an toàn.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh vấn đề tranh chấp lănh hải tại khu vực băi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) ở biển Tây Philippines (Biển Đông) đang có dấu hiệu leo thang, Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Voltaire Gazmin cho biết Manila đă nhận được đảm bảo từ phía Mỹ rằng Washington sẽ bảo vệ Manila trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự giữa Philippines-Trung Quốc ở vùng biển này.
Trung Quốc đe dọa mạnh tay
Bắc Kinh tiếp tục đe dọa Manila khi cảnh báo Philippines nên "hành xử thận trọng" trong vụ tranh căi chủ quyền, và "không nên tiếp tục làm tổn hại quan hệ song phương". Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh ngày 8/5 đă lần thứ ba hẹn gặp với Đại biện lâm thời Philippines tại Trung Quốc, trong công hàm nói rơ Trung Quốc đă làm tốt các công tác chuẩn bị ứng phó với khả năng Philippines làm to vụ việc. Chuyên gia các vấn đề quyền hải dương của Trung Quốc Lư Kim Minh cho biết, những hành động của Philippines đă vượt qua giới hạn cuối cùng của Trung Quốc. Thái độ của bà Phó Doanh chính là "thông điệp cuối cùng" gửi tới Philippines. Theo Lư Kim Minh, sở dĩ lần này phía Trung Quốc đưa ra thái độ cứng rắn như vậy chủ yếu là bởi Philippines không ngừng có những động thái nhỏ, đồng thời lần đầu tiên đă đóng chặt cánh cửa giải quyết vấn đề theo các kênh ngoại giao và ḥa b́nh và việc Philippines muốn phá hủy vật đánh dấu (chủ quyền) của Trung Quốc trên đảo Hoàng Nham đă vượt quá giới hạn cuối cùng của Trung Quốc. Nếu như Philippines tiếp tục không tính tới hậu quả, thúc đẩy sự việc leo thang th́ sẽ khó tránh khỏi họa "binh đao súng đạn".
Trong khi đó, Hứa Lợi B́nh - chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Á-Thái B́nh Dương và Toàn cầu thuộc Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc - cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc Philippines có thái độ như hiện nay là v́ nước này cho rằng Trung Quốc tạm thời sẽ không áp dụng hành động quân sự tại Biển Đông, song rơ ràng là Philippines đă tính toán sai quyết tâm và ư chí của Trung Quốc. Chuyên gia này cho rằng nếu Philippines ép thêm nữa, Trung Quốc không thể không đáp trả, và không loại trừ khả năng xảy ra xung đột vũ trang quy mô nhỏ. Theo điều tra của một trang mạng ở Trung Quốc, gần 80% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc cần phải đáp trả bằng quân sự khi bị thách thức ở Nam Hải (Biển Đông).
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ngày 9/5 đă ra thông báo khẩn cấp yêu cầu tất cả các công dân Trung Quốc đang sinh sống, làm việc và học tập ở Philippines phải tăng cường chú ư và làm tốt công tác đảm bảo an toàn. Thông báo khuyến cáo các công dân Trung Quốc hạn chế ra ngoài, tuân thủ nghiêm ngặt quy định và pháp luật của nước sở tại, tránh nảy sinh tranh chấp hoặc va chạm với người dân địa phương. Hai ngày sau, ngày 11/5, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho biết trưa cùng ngày có khoảng 300 người dân Philippines đă biểu t́nh phản đối trước trụ sở Lănh sự Đại sứ quán Trung Quốc. Ngay trong ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố việc Philippines kích động dân chúng tiến hành biểu t́nh nhằm vào Trung Quốc là hành động sai lầm, làm phức tạp và mở rộng vụ việc, đồng thời hy vọng Manila không áp dụng bất cứ hành động nào làm leo thang t́nh h́nh.
Mỹ sẽ nhập cuộc nếu xảy ra xung đột?
Trước khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc trên biển, Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Voltaire Gazmin mới đây nói rằng trong cuộc thảo luận tại Washington hồi tuần trước với các quan chức cấp cao Mỹ, hai bên đă thảo luận về những căng thẳng gần đây giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực băi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham. Theo Bộ trưởng Gazmin, "Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta đă nhấn mạnh rằng họ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước pḥng thủ tương trợ đă kư với Philippines năm 1951". Bộ trưởng Gazmin trích dẫn các điều khoản trong Hiệp ước pḥng thủ tương trợ Mỹ - Philippines, trong đó quy định rơ Washington sẽ hỗ trợ Manila "trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang… trên vùng lănh hải biển đảo ở Thái B́nh Dương". Khi được hỏi về việc có thể hiểu nội hàm tuyên bố của hai quan chức cấp cao Mỹ như thế nào, Bộ trưởng Gazmin nêu rơ: "Tôi hiểu những phát biểu của bà Clinton có nghĩa là Mỹ sẽ bảo vệ Philippines trước các vụ tấn công ở biển Tây Philippines. Tóm lại, với những tuyên bố này, họ sẽ bảo vệ chúng ta trong trường hợp xảy ra sự vụ trên biển Tây Philippines."
Tuyên bố của Bộ trưởng Gazmin được đưa ra ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến chủ quyền đối với băi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham đă bước sang tháng thứ 2 với những dấu hiệu leo thang mới. Báo chí Philippines nói rằng các ngư dân của nước này bị 33 tàu Trung Quốc ngăn cản tiếp cận ngư trường truyền thống ở khu vực thuộc băi đá ngầm tranh chấp, cách đảo chính Luzon của Philippines 230 km. Cụ thể, các ngư dân chỉ có thể tiến hành hoạt động đánh bắt ở khu vực phía ngoài đầm phá ở khu vực băi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham v́ bị các tàu Trung Quốc chặn lối vào. Thậm chí, một số tàu Trung Quốc c̣n chiếu đèn pha cực mạnh vào các tàu cá của Philippines, gây tâm lư hoang mang, lo sợ cho các ngư dân.
Sự gắn kết lợi ích Mỹ-Trung
Nếu chỉ xét riêng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines, có thể thấy giữa Mỹ và Philippines có quan hệ khá chặt chẽ, đặc biệt là về quân sự, và khả năng Mỹ bảo vệ Philippines là khá cao. Tuy nhiên, cần phải đặt mối quan hệ này trong bối cảnh Mỹ cũng có những lợi ích to lớn trong quan hệ kinh tế-thương mại với Trung Quốc, để thấy rằng khả năng Mỹ "hy sinh" Philippines trong quan hệ với Trung Quốc, cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông Tung Chee-hwa, Chủ tịch sáng lập Quỹ giao lưu Trung-Mỹ cho rằng bất chấp những tranh căi nhiều lúc làm xấu đi mối quan hệ Trung-Mỹ, song thực tế và các số liệu thống kê cho thấy cả hai nước đều được hưởng lợi lớn từ ḍng chảy thương mại, dịch vụ và vốn. Từ năm 1978, GDP của Trung Quốc đă tăng lên mức hơn 7.000 tỷ USD, tức là tăng gấp 130 lần trong ṿng 34 năm. Trong cùng thời kỳ này, kim ngạch thương mại quốc tế của Trung Quốc đă tăng lên mức 3.600 tỷ USD vào cuối năm 2011, với mức tăng gấp 100 lần. Điều quan trọng hơn, hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đă thoát khỏi t́nh trạng đói nghèo.
Trong khi đó, Mỹ cũng được hưởng lợi. Theo tổ chức tư vấn kinh tế Oxford Economics, kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), những sản phẩm giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đă giữ cho lạm phát của Mỹ ở mức thấp, tiết kiệm cho mỗi hộ gia đ́nh Mỹ trung b́nh 1.000 USD/năm. Bên cạnh đó, thặng dư đầu tư của Trung Quốc vào trái phiếu tài chính Mỹ cũng làm hạ lăi suất ở Mỹ.
Trong thập kỷ trước, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đă tăng với tốc độ đáng ngạc nhiên, với mức cứ sau khoảng 4 năm lại tăng gấp đôi. Xu hướng này có khả năng tiếp tục. Trung Quốc giờ đây thay thế Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu hàng hóa của Mỹ nhiều thứ ba thế giới, sau Canada và Mexico. Đến năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt 103,9 tỷ USD. Nếu thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng với tốc độ như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc sẽ vượt mức 200 tỷ USD, tạo thêm 800.000 việc làm ở Mỹ. Thị trường tiêu dùng khổng lồ ở Trung Quốc cũng đă tạo ra những cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Mỹ.
Đương nhiên, trong bất kỳ mối quan hệ kinh tế và thương mại lớn nào giữa hai nền kinh tế lớn và hùng mạnh, sẽ luôn xảy ra xung đột theo kiểu này hay kiểu khác. Gần đây, ở Mỹ người ta luôn biện hộ rằng tỷ lệ thất nghiệp tại nước này cao là do nhập khẩu từ Trung Quốc. Vào khoảng thời gian trước tháng 6-2008, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ vào khoảng 5%. Nhưng đến năm 2009, con số này đă nhảy vọt lên mức 10%, không phải do Trung Quốc, mà do sự hoành hành dữ dội của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái xảy ra sau đó. Thêm vào đó, hầu hết các loại hàng hóa do Trung Quốc sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ là thành quả của những công việc mà tầng lớp trung lưu ở Mỹ không muốn làm. Nếu Trung Quốc không sản xuất những sản phẩm này, chắc chắn chúng sẽ được sản xuất ở Indonesia, Việt Nam, Bangladesh và những nơi tương tự.
Trong 10 năm tới, công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc sẽ mở rộng hơn và sâu sắc hơn trên tất cả các lĩnh vực. Trung Quốc là đất nước của những con người tiết kiệm. Do đó, mặc dù Trung Quốc có những nhu cầu nội địa lớn, nhưng vẫn dư thừa vốn để xuất khẩu. Thông qua đầu tư vào vốn của Trung Quốc, hàng triệu việc làm có thể được tạo ra ở Mỹ. Điều này ngược lại sẽ làm gia tăng xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Ông Tung Chee-hwa tin rằng trong 10 năm tới, sự bổ sung tự nhiên của hai nền kinh tế và đường hướng kinh tế mới ở cả hai nước sẽ tạo ra những cơ hội mới, làm gia tăng gấp bội những lợi ích to lớn mà hai nước đang hưởng hiện nay. Theo ông Tung Chee-hwa, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là quan hệ cộng sinh, đôi bên cùng có lợi và không thể tách rời về mặt kinh tế.
Theo PLXH
|