Bạn bè thân mến,
Những ngày đầu tháng Năm, khi theo dơi tin tức thời sự ở Phi tại băi đá Scarborough, nơi đang diễn ra sự tranh chấp chủ quyền kịch liệt giữa Philippines và kẻ-xấu-bụng Trung Quốc, tôi chợt nhớ những ngày hè nóng bỏng ở Sài G̣n, Hà Nội… Nhớ những hô vang đầy kiêu hănh
“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”,
“Phản đối Trung Quốc xâm lược”... Tôi nhớ những giọt nước mắt tức tưởi của đồng bào ḿnh khi nh́n thấy lá cờ tổ quốc bị giằng xé…
Và t́nh cờ chứng kiến được cả hai cuộc biểu t́nh của dân Phi, một trước đại sứ quán Trung Quốc, một trước đại sứ quán Mỹ.. Tôi thấy ḿnh nặng ḷng hơn, khi nghĩ về Việt Nam.
Những người biểu t́nh trước đại sứ quán Trung Quốc, họ giương cao băng rôn, hô vang khẩu hiệu
“China hands off Scarborough” trông thật kiêu hănh và tự tin.
Những người biểu t́nh trước đại sứ quán Mỹ, phản đối sự hiện diện của Mỹ trên biển Đông v́ e ngại sẽ làm gia tăng căng thẳng và làm xấu đi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines cũng hùng hồn không kém.
Họ không phải lo sợ rằng ḿnh sẽ bị giằng co lôi kéo, bị ném lên xe buưt, bị túm tóc,bẻ tay, bị nhấc bổng, bị đạp vào mặt, bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm... v́ bày tỏ thái độ chính trị và t́nh yêu đối với quê hương ḿnh.
Đặc tính của người Phi là “dễ quên và dễ tha thứ” (easy forget and forgive), có lẽ v́ thế mà họ đă tạo ra một nền chính trị lạ lùng với đầy cung bậc cảm xúc.
Điều đáng khâm phục nhất mà tôi học được trong quá tŕnh theo dơi và phụ giúp các bạn t́m bằng chứng pháp lư về chủ quyền ở băi Scarborough đó là cách tranh luận điềm tỉnh, có khoa học và thực sự tôn trọng đối phương của tất cả mọi người đối với các ư kiến đối lập. Tuyệt nhiên không có bạn nào cho rằng có “thế lực thù địch” đang xúi giục kích động nhân dân Phi đứng lên biểu t́nh chống Trung Quốc.
Và khi căng thẳng trên biển Đông ngày một leo thang, các bạn Phi từ hai nhóm biểu t́nh khác nhau đă ngồi lại để cùng đưa ra logo và khẩu hiệu để chung tay v́ Scarborough một cách rất hiền ḥa và thân thiện.
“Vạch trần và phản đối chiến thuật thống trị và sự bắt nạt của chính phủ Trung Quốc tại vùng biển của Philippines và các quốc gia khác trong khu vực Châu Á.”
Tổng thống Philippines, ông Aquino phát biểu trong một buổi ra mắt sách tại San Juan hôm 24/04/2012 rằng:
"Rất quan trọng đối với việc chứng minh cho cả thế giới biết rằng Trung Quốc đang làm ǵ với đất nước chúng ta. Nếu chúng ta bị đối xử như thế, th́ các quốc gia khác và những nước nhỏ hơn cũng có thể bị đối xử tương tự. Tôi tin rằng mọi người dân Phi đang đi trên cùng một con thuyền, và tất cả cùng có trách nhiệm đồng ḷng vững tay chèo, ủng hộ quan điểm của nhà nước đối với chủ quyền tại băi Panatag th́ chúng ta có thể dễ dàng vượt qua bất kỳ cơn sóng dữ nào".
Ông Aquino cũng nói rằng, là một nước đă tham gia kư kết vào Công ước luật biển quốc tế (UNCLOS), Trung Quốc phải tuân thủ các nguyên tắc này như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Các thành viên khác trong Thượng viện và Hạ viện của Philippines cũng đồng loạt bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc đưa vụ tranh chấp chủ quyền tại Scarborough ra trước ṭa án quốc tế. Họ thống nhất quan điểm với nhau dù không cùng đảng phái để chứng minh cho cả thế giới thấy bản chất tham lam của Trung Quốc và sự tuân thủ luật pháp quốc tế và sự yêu chuộng ḥa b́nh của người Phi.
Đoàn kết dân tộc v́ chủ quyền quốc gia chính là đây.
Người Phi không cần những bài giảng thuyết giáo điều dài lê thê về ḷng yêu nước, họ cần những người lănh đạo quốc qua biết nói và biết hành động đúng lúc.
Một người bạn thân của tôi khi nghe tôi khen ngợi bài phát biểu của ông Aquino đă nói rằng: “Là một người đứng đầu quốc gia, Tổng thống phải là người biết đặt bổn phận công dân của ḿnh lên trên hết khi đất nước có biến cố. Nếu không làm được điều này, th́ ông ta sẽ phải đi xuống để người khác lên thay”.
Không chỉ trên mặt báo và trong các chương tŕnh tin tức người ta mới nghe nhắc đến Scarborough, mà trong nhiều buổi lễ, buổi cầu nguyện, người ta cũng có thể nghe thấy những lời sau:
"Xin cho các nhà lănh đạo Trung Quốc biết kiềm chế sự tham lam và ngu muội vô độ của ḿnh đối với nền ḥa b́nh thế giới.
Xin cho lănh đạo các quốc gia nhỏ bé biết dũng cảm hơn trong việc chứng tỏ sứ mệnh ḥa b́nh của ḿnh với quốc tế".
Ở Phi trong những ngày tháng Năm đầy lửa như bây giờ, tôi nghĩ về những giọt nước mắt của bạn bè ḿnh uất nghẹn giữa ḷng Sài G̣n, Hà Nội.. nhớ ánh mắt đăm chiêu đau đáu của những ngư dân Quảng Ngăi, Lư Sơn.. với một nỗi đau khó tả ở trong ḷng.
Philippines và Việt Nam đă chọn cho ḿnh một thái độ khi đương đầu với gă khổng lồ tham lam xấu tính Trung Quốc trên biển Đông.
Tiếc thay, không phải sự lựa chọn nào cũng thể hiện tầm vóc và hào khí của một dân tộc.
Mẹ Nấm