Câu chuyện này người viết bài được nghe kể lại từ chính nhân anh nhà báo mới ra trường trong chuyện, xin chia sẻ cùng mọi người:
Sau mấy năm dùi mài kinh sử tại Học Viện Báo Chí và Tuyên truyền, ngày tốt nghiệp Đại học anh được đích thân tổng biên tập báo Hà Nội Mới gọi điện chúc mừng và mời về làm việc. Không cần suy nghĩ anh nhận lời ngay.
Ngày đầu về làm việc anh chỉ ở vị trí tập sự nhưng cũng hay được đi đây đi đó lấy tài liệu viết bài. Hết Hưng yên, Hải Pḥng, Nam Định tới Nghệ An, Thanh Hóa... Bài đầu tiên anh viết được nhuận bút 600.000 VND. Khi nào đi viết bài cho các hội nghị, cuộc họp mang tầm cỡ quốc gia th́ lại thêm được khoản "lót tay" rồi được quà đem về. Bởi có năng lực nên anh được cấp trên và mọi người yêu mến và tôn trọng.
Năm 2008, thời điểm mà vụ tranh chấp đất đai giữa nhà cầm quyền và Giáo Hội Công Giáo nổ ra tại Giáo Xứ Thái Hà và Ṭa Khâm Sứ, Hà Nội Mới liên tục đưa tin xuyên tạc nhằm bao che cho những hành động sai trái của nhà cầm quyền Hà Nội. Như những ngày thường anh luôn là người đến sớm nhất. anh ngồi đọc tin rồi chờ tới giờ làm việc. Khoảng 9 giờ một cán bộ nữ cùng pḥng làm việc đọc tin và quay sang anh nói:
- Hà Nội Mới đánh Thái Hà ghê quá.
- Toàn đánh bậy chị ạ. (anh đáp lại).
- Sao lại đánh bậy?
- Th́ đó, toàn xuyên tạc, bịa đặt, chụp mũ, có đúng sự thật đâu.
- Thế cậu là người theo Đạo à?
- Vâng em là người theo Đạo.
Sau câu nói đó, sắc mặt của vị cán bộ nữ thay đổi hoàn toàn, cuộc nói chuyện kết thúc nhường chỗ cho buổi làm việc.
Tới ngày 15 tháng 10, cuộc họp chi bộ diễn ra như thường lệ. Nhưng có một điều khó hiểu - anh, một tập sự của ṭa soạn - vị trí mà không bao giờ được "vinh dự" tham gia các cuộc họp chi bộ lại được mời tham gia. Trong cuộc họp, Tổng Biên Tập khen ngợi sự nhiệt t́nh, nỗ lực và khả năng của anh trước toàn thể chi bộ, ông cũng không quên trao quà. Dù bất ngờ nhưng anh cũng đứng lên cám ơn tập thể lănh đạo của ṭa soạn.
Ngày 22/10/2008, chỉ sau ngày nhận khen thưởng đúng một tuần lễ, anh được gọi lên pḥng Tổng Biên Tập. Sau khi mời anh vào pḥng, ông TBT nói:
- Chú đi công tác ở Hưng Yên nói ǵ để mọi người nói lại với anh đấy?
- Em có nói ǵ đâu, xuống đó làm việc xong họ mời ở lại ăn cơm, mấy anh em đồng ư nên ở lại ăn cơm xong rồi về luôn.
- Có mà, chú thử nhớ kĩ lại xem.
- Em không nói ǵ hết. Mà mọi người bảo em nói ǵ anh cho em biết để em c̣n sửa.
- Thôi, bây giờ chú cứ lĩnh lương tháng này rồi nghỉ việc, về nhà nhớ lại xem ḿnh đă nói ǵ.
Cầm tiền lương trong tay, ra về mà không hiểu nổi ḿnh đă làm ǵ mà ra cơ sự này. Hôm sau, quyết tâm t́m hiểu sự việc, anh tới nhà TBT. Cả buổi ngồi hỏi han không được ǵ. Trời đă tối mà cũng chưa biết được lư do bị đuổi việc, anh nói:
- Nếu anh không cho em biết em đă nói ǵ để bị đuổi việc em sẽ ở đây không về.
- Thôi được rồi. Mọi người nói với tôi, ở Hưng Yên cũng như trên văn pḥng chú giới thiệu ḿnh là "chuyên viên báo chí" (đă học qua cao học báo chí).
- Anh nghe mọi người nói vậy anh có tin không? Anh là TBT mà vẫn đang học cao học, c̣n em mới tốt nghiệp Đại Học dựa vào đâu mà em dám xưng ḿnh là chuyên viên báo chí?
- Nhưng mọi người nói thế nên tôi đành phải cho chú nghỉ việc.
Trên đường về nhà, t́m đủ mọi lư do để thuyết phục ḿnh chấp nhận lư do bị đuổi việc mà không được.
Chợt anh nhớ lại cuộc nói chuyện giữa anh và nữ cán bộ trong thời gian biến cố Thái Hà - Ṭa Khâm Sứ diễn ra, chợt anh nhận ra tư tưởng phân biệt Tôn Giáo của chế độ cộng sản.
Nhưng cũng qua đó anh nhận được sự an ủi và nâng đỡ để anh bỏ qua tất cả mà theo đuổi ơn gọi tận hiến. Sự an ủi và nâng đỡ mà anh nhận được không từ ai khác mà chính từ Đấng Tối Cao - Đấng mà anh đă không ngần ngại tuyên xưng dù anh bị xă hội cộng sản loại trừ bởi chính niềm tin đó.
Nguyễn Bá Ky