Sống ở xứ người đă lâu, được làm công việc đúng ngành nghề đă học và đă trở thành một người lănh đạo có uy tín, anh vẫn cảm thấy ḿnh là “con cá nước ngọt phải sống trong nước mặn”.
Canh cánh trong ḷng anh là những kư ức tuổi thơ về cánh diều chao nghiêng trong gió lộng, những cánh đồng xa tít chân trời, c̣ bay thẳng cánh, là nỗi buồn v́ ít có cơ hội giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ với người đồng hương, là nỗi nhớ tiếng gơ lóc cóc của chú bé bán hủ tiếu dạo ban đêm…
Với vai tṛ một luật sư hàng hải và hàng không hiện tham gia các hoạt động mang tính nghề nghiệp trong Hội hoàng gia khảo cứu luật bảo hiểm hàng hải và Hiệp hội Quốc tế trọng tài tổn thất chung, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Công ty Atlantis International, cuộc sống của anh luôn bận rộn với những chuyến công tác khắp năm châu bốn bể để giải quyết hồ sơ sự cố của khách hàng, để thăm hỏi những chi nhánh của công ty… Những vụ việc đột xuất khiến cảnh sáng có mặt ở Bỉ, chiều đă ở một nước khác đă trở thành chuyện rất đỗi b́nh thường với anh.
Công ty nơi anh đang làm Tổng Giám đốc, Atlantis International là doanh nghiệp thuộc tập đoàn quốc tế AXA, chuyên về trọng tài, pháp chế và giám định hàng hải và hàng không với tổng số nhân viên trên toàn cầu lên tới 140.000 người. Trong khi trụ sở được đặt tại Vương quốc Bỉ, Atlantis International có tới 17 văn pḥng tại châu Âu, châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, Atlantis International từng tham gia giải quyết các hồ sơ bồi thường sự cố hàng hải hàng xuất/nhập khẩu của Tổng Công ty Đường sắt, Tecapro, Petrolimex, Điện lực Việt Nam, và các hồ sơ liên quan đến các mặt hàng nông sản, thủy hải sản… Ngoài ra, công ty c̣n tư vấn nghiệp vụ cho Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo Minh, Công ty Pjico, Bảo hiểm quân đội MIC.
![](http://younhac.com/forum/attachment.php?attachmentid=57868&stc=1&d=1336217733)
Ông Trang Huỳnh Long (thứ 3 từ trái sang) kư sổ vàng tại Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Pḥng Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Việt.
C̣n công việc tại Pḥng Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Việt cũng giống như tại những pḥng thương mại khác, rất ít liên quan đến văn hóa. Tuy vậy, vị Chủ tịch người Việt Nam đầu tiên đă thuyết phục Ban chấp hành Pḥng Thương mại Bỉ- Việt nhất trí tham gia một hoạt động hoàn toàn mới mẻ. Đó là dự án tài trợ cho Bảo tàng Hoàng gia Bỉ (MRAH) thực hiện chương tŕnh giáo dục đại chúng riêng biệt về Văn hóa Việt Nam. Chương tŕnh giáo dục đại chúng sẽ được thực hiện qua phim ảnh nhằm quảng bá nền văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú của Việt Nam, giúp cho khán thính giả hiểu rơ thêm về phong tục, tập quán khác nhau của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Đây có thể nói là dự án rất tâm huyết của anh. Vui mừng v́ việc thuyết phục được Ban chấp hành Pḥng Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Việt đồng ư tham gia, anh cho rằng yếu tố văn hóa luôn gắn với tất cả các lĩnh vực, và đặc biệt kinh doanh lại càng gắn bó với văn hóa. Hiểu biết về văn hóa của quốc gia mà doanh nghiệp muốn tới kinh doanh th́ cơ hội thành công càng cao hơn.
Trong lĩnh vực luật pháp, anh cũng xây dựng một dự án hữu ích dành cho Việt Nam. Qua những lần về nước làm việc, anh nhận thấy một số cán bộ phụ trách hồ sơ trong hoạt động xuất khẩu cần được ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm quốc tế - điều rất cần thiết khi phải giải quyết tranh chấp. Anh nảy ra ư tưởng tổ chức một chương tŕnh tập huấn cho các doanh nghiệp Việt Nam và Ban chấp hành Pḥng Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Việt đă nhất trí tài trợ cho chương tŕnh này. Hiện nay chương tŕnh đang được triển khai theo hướng chú trọng tới các vấn đề liên quan tới các công ước luật quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cũng như quy tŕnh soạn thảo hợp đồng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
Tháng 3 vừa qua, trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Bỉ và đoàn Quốc hội Liên vùng Wallonie Bruxelles (FWB), anh và Pḥng Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Việt đă đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc tư vấn và kết nối các cuộc tiếp xúc tại Việt Nam. Với quan niệm rằng các trường đại học là nơi ươm mầm tài năng tương lai của quốc gia, anh đă kết nối để Chủ tịch Quốc hội Bỉ, ông Jean-Charles Luperto, đến thăm Đại học Tôn Đức Thắng.
Cũng trong tháng 3, trong khi tham gia đoàn doanh nghiệp Bỉ tháp tùng Thái tử Philippe đến thăm Việt Nam, anh đă thay mặt Pḥng Công nghiệp và Thương mại Bỉ -Việt kư biên bản ghi nhớ với Pḥng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội (HBA), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Chí Minh (HUFO) và Hiệp hội doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài (BAOOV).
Những hoạt động này không có ǵ đặc biệt, theo như lời anh nói, nhưng nhờ đó, lần đầu tiên trong lịch sử 15 năm tồn tại của Pḥng Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Việt, một nhóm doanh nghiệp hàng đầu của Bỉ đă tiên phong khám phá thị trường đầy hứa hẹn của Việt Nam.
Đó là những ǵ tôi mới được biết về anh – anh Trang Huỳnh Long, người Việt Nam duy nhất tại châu Âu được phong là Trọng tài tổn thất chung hạng hai.
Thái Vân/baomoi