- Trong ṿng 40 năm, Không quân Ấn Độ đă mất tổng cộng 482 chiến đấu cơ MiG do Liên Xô và Nga sản xuất. Con số này đă được Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ Kurian Antoni xác nhận.
Từ năm 1971, các vụ tai nạn máy bay MiG đă khiến 171 phi công và 39 thường dân khác thiệt mạng. Các vụ tai nạn xuất phát cả từ nguyên nhân chủ quan và lỗi kỹ thuật.
Trước đó, Bộ Quốc pḥng Ấn Độ từng tiết lộ trong ṿng 3 năm qua, không quân nước này đă “rụng” mất 10 trực thăng và 33 chiến đấu cơ, trong đó có 27 chiếc MiG.
Xác một chiếc MiG-29 gặp nạn của Ấn Độ
Hồi cuối tháng ba, Đại sứ Nga tại Ấn Độ, ông Alexandr Kadakin cho biết nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn này là do Không quân Ấn Độ sử dụng các thiết bị thay thế “dởm”.
Cùng thời gian này, báo chí Nga cho biết Trung Quốc hiện là nước chủ yếu sản xuất các loại hàng nhái này.
Theo số liệu hăng tin AFP có được, Ấn Độ hiện c̣n tất cả 873 chiếc MiG trong biên chế. Flighglobal MiliCAS cho biết trong số đó, Hải quân Ấn Độ có 334 chiếc tiêm kích MiG với số lượng cụ thể: 153 chiếc MiG-21, 14 chiếc MiG-23, 88 chiếc MiG-27, 68 chiếc MiG-29 và 11 chiếc MiG-29K.
MiG-21 chiếm gần 45% số lượng MiG của Hải quân Ấn Độ
MiG-21 mà Ấn Độ mua của Liên Xô từ năm 1966 chiếm gần 45% tổng số tiêm kích trang bị cho hải quân nước này. Theo kế hoạch, những chiếc MiG-21 sẽ bị Ấn Độ đưa ra khỏi biên chế từ năm 2014.
Trong các cuộc đấu thầu gần đây, Ấn Độ đă quyết định chọn máy bay tiêm kích Rafale của Pháp để thay thế những chiếc MiG của Nga.
Hồi tháng một vừa qua, Công ty Dassault của Pháp đă giành hợp đồng cung cấp 126 máy bay loại này cho Ấn Độ. Giá trị hợp đồng được tiết lộ vào khoảng 10-12 tỷ USD.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng lên kế hoạch loại MiG-27 khỏi biên chế và hiện đại hoá MiG-29. Dự kiến, Không quân Ấn Độ sẽ chi 940 triệu USD cho chương tŕnh này.
Đông Triều
theo pn