R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Nhọc nhằn nữ cửu vạn vùng biên
Cuộc đời những người phụ nữ làm nghề cửu vạn tại vùng biên Quảng Ninh mỗi người mỗi khác, phần nhiều là cay đắng, nghiệt ngă.
Công việc nặng nhọc, khó khăn, họ luôn phải gồng ḿnh từng ngày, từng giờ kiếm sống. Nhưng những đồng tiền công ít ỏi mà họ kiếm được, đôi khi lại phải đổi bằng máu và nước mắt...
Kiếm cơm nơi đất khách
3h sáng, khi những người dân thành phố Móng Cái c̣n đang say giấc th́ những phụ nữ trong xóm cửu vạn bên bờ sông Ka Long đă tất tả ra khỏi căn lều lụp xụp, bắt đầu một ngày mưu sinh mới.
Nơi họ làm việc, là dọc bờ sông, hai bên cánh gà các cửa khẩu Bắc Luân, Lục Lầm, Ka Long, Km số 1, ba chợ trung tâm, thậm chí là trong rừng - nơi có những con đường ṃn lội tắt sang bên kia biên giới.
Những người đàn bà này đến từ các vùng quê nghèo như Hải Pḥng, Hải Dương, Thái B́nh. Họ nhận làm bất cứ việc ǵ mà khách thuê, miễn là kiếm được tiền.
Nữ cửu vạn đang vác hàng tại cửa khẩu Bắc Luân.
Ra Cửa khẩu Bắc Luân kiếm sống từ năm 21 tuổi, đến nay chị Phạm Thị Nhài (quê Đông Hưng, Thái B́nh) đă có "thâm niên" 8 năm làm cửu vạn ở vùng biên này. Hàng ngày, công việc của chị là vác hàng từ bến sông chất lên xe cho chủ.
Nh́n chị cơng trên vai những bao hàng nặng gần gấp đôi trọng lượng cơ thể, tôi có cảm giác tấm lưng chị như oằn xuống và nó có thể gẫy gập bất cứ lúc nào. Chị kể: "Ḿnh vốn là nông dân, ở quê cũng mang vác nặng, nhưng những ngày đầu mới lên đây làm "cửu", chân tay rụng rời, toàn thân đau nhức.
Đă không ít lần ḿnh định bỏ về quê, nhưng về th́ lấy ǵ mà nuôi miệng, nuôi con. Tôi hỏi: "Cứ đi biền biệt thế này chị không không nhớ nhà, nhớ con sao? ". Chị Nhài cúi mặt, đôi mắt ngấn nước. Nhà chị ở quê nghèo lắm, năm 18 tuổi chị yêu một anh thanh niên cùng làng rồi nên duyên vợ chồng.
Nhà anh cũng nghèo, nhưng vợ chồng đều chí thú làm ăn nên cũng có đồng ra đồng vào. Một năm sau chị sinh con. Cái nghèo cộng với đứa con luôn đau ốm vắt kiệt sức của đôi vợ chồng trẻ. Chán cảnh gia đ́nh, chồng chị sinh ra rượu chè, nghiện hút rồi mắc AIDS. Nhà c̣n mấy sào ruộng cũng bán nốt.
Không đất sinh nhai, không nghề nghiệp, chị bỏ con, bỏ quê, phiêu dạt lên đây bán sức nuôi thân. Ngày nhiều hàng th́ kiếm được trăm ngh́n, ngày ít cũng được dăm ba chục, trừ ăn uống, ngủ nghỉ c̣n để ra được vài đồng gửi về quê, những ngày mưa băo không có hàng th́ đành nhịn đói.
Chồng chị giờ lang bạt ở đâu, c̣n sống hay đă chết chị cũng không biết. Con th́ nằm liệt giường. ông bà ngoại tuổi cao, sức yếu lại phải c̣ng lưng chăm bẵm cháu. Đời chị đắng cay đến thế là cùng! Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến quê hương là chị co rúm người, rớt nước mắt.
Mấy năm nay, chị đâu dám về quê, chị sợ phải nh́n thấy con, thấy bố mẹ già rồi không dứt áo ra đi được nữa. Cả mấy con người đang phải dựa vào đôi vai gầy xiêu vẹo của chị. Đă bao đêm không ngủ, đă biết bao nhiêu lần chị chạy ra đón xe về quê, thế nhưng, chị cứ toan bước chân lên xe th́ lại thấy như có bàn tay vô h́nh kéo lại...
Tất cả nữ cửu vạn nơi bến sông này ai cũng cảm thông với hoàn cảnh của chị. Nhiều khi cấm biên, việc ít các chị ấy nhường cả cho chị Nhài, bởi không kiếm được tiền gửi về, cả nhà chị sẽ nguy.
Rời quê lúa đến Móng Cái kiếm sống cùng đợt với chị Nhài c̣n có bốn phụ nữ khác. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ở nơi đầy rẫy những cám dỗ này, ba người trong số họ đă nhanh chóng sa vào những thói hư tật xấu.
Chị Hoa, người cùng xă với chị Nhài kể: "Hồi mới lên đây chúng nó cũng lành lắm, làm quần quật cả ngày, tối là về pḥng trọ ngủ. Vậy mà đùng cái, một đứa nghe ai mách là về quê t́m con gái đưa sang Trung Quốc làm ôsin được nhiều tiền, nghe theo luôn, chưa thấy tiền đâu th́ bị bắt v́ tội buôn bán phụ nữ. Hai đứa c̣n lại không chịu được vất vả nên bỏ nghề đi làm gái, đứa th́ chết, đứa c̣n lại đang ở trại...”.
Đàn ông tha hương đă khổ, phụ nữ kiếm sống xa quê c̣n khổ hơn nhiều bởi bên cạnh những hạn chế về sức khoẻ, họ c̣n phải đối mặt với nạn bạo hành và trăm ngàn những cay đắng, tủi nhục.
Như trường hợp của chị Hà (quê Thanh Miện, Hải Dương). Một lần chị được thuê vác hàng từ tàu lên bờ. Trời nắng như đổ lửa, chị bị cảm, hoa mắt, trượt chân, cả người cùng hàng rơi ṭơm xuống sông. Không hề xót thương cho chị, gă chủ hàng xả giận đấm đá chị túi bụi.
Chưa hết, gă c̣n bắt chị phải bồi thường thùng hàng mà chị vừa làm ướt. Thế là đi tong cả một tháng làm công. C̣n chuyện chị em đi sớm, về khuya bị sàm sỡ, hăm hiếp không phải ít gặp.
Lầm lũi những thân c̣
Trời tối nhọ mặt người, tôi theo chị Nhài trở về xóm trọ của những người đàn bà cửu vạn. Trên đoạn đê chưa đầy một cây số, tôi phải nhón chân để tránh những chiếc kim tiêm c̣n dính máu tươi vứt chỏng chơ dưới nền đất nhớp nhúa bùn rác.
Một vài bóng người dập d́u đi xuống dưới mép sông hôi thối, bẩn thỉu. Chị bảo tôi đừng nh́n kẻo không c̣n đường về. Đó là bọn nghiện ngập, mại dâm, kéo nhau ra đây để hút chích, hành lạc.
Cách đó không xa là khu nhà trọ của các chị, tôi sững sờ khi nhận thấy đây chỉ là những ô gạch được quây lại cùng với mấy tấm proximang lợp vội, không điện, không nước máy. Mỗi một căn pḥng lụp xụp chưa đầy chục mét vuông mà có tới 6 - 7 người phụ nữ cùng cảnh túng quẫn như chị Nhài thuê trọ.
Nói là nhà, nhưng thực ra đây chị là chỗ để các chị ngả lưng tạm mỗi khi đêm xuống. Chưa biết phải ngồi, đứng ra sao, tôi bỗng nghe một tiếng xoảng rồi tiếng đấm đá huỳnh huỵch. Liếc sang căn pḥng bên cạnh, th́ ra, hôm nay hàng ít, số tiền mà chị Thắm mang về không đủ để cho gă chồng hờ mua mồi nhắm.
Lần nào cũng vậy, nếu không cung phụng đủ tiền, chị Thắm phải chịu những trận đ̣n chí mạng. Vậy nên, dù mưa hay nắng, dù ốm hay khỏe chị vẫn phải oằn lung đi cơng hàng. Năm nay, chị Thắm đă bước qua tuổi "ngũ tuần". Hơn hai chục năm gắn bó với nghề cơng hàng qua biên giới, cái lưng nhỏ xíu, không biết chị Thắm đă cơng bao nhiêu tấn hàng.
Bến sông Ka Long - nơi tập trung nhiều nữ cửu vạn. Trong môi trường ô hợp ở nơi đất khách quê người, những mảnh đời túng quẫn như chị Thắm, chị Nhài, chị Hà đă phải nuốt chặt vào ḷng những cực nhọc của phận cửu vạn để giành giật miếng cơm manh áo. Họ từng ngày, từng giờ lầm lũi bước qua cuộc sống một cách đầy cay đắng.
Tiền công là máu và nước mắt
Ở vùng biên xô bồ này, dù chẳng nói ra, nhưng trong thâm tâm mỗi người, ai cũng tự nhủ rằng đồng tiền kiếm được không đơn giản chỉ là công sức mà c̣n có cả máu và nước mắt, thậm chí họ phải đánh đổi bằng cả mạng sống của ḿnh.
Để kiếm miếng cơm, cũng như giành giật mối bốc hang, những người phụ nữ cửu vạn sẵn sàng dằn mặt nhau. Ngày chị Nhài mới đến đây làm cửu, cảm thông với hoàn cảnh của chị, một chị bạn đă nhường cho chị mối vác hàng tại cửa khẩu Lục Lầm.
Làm được một ngày, chưa kịp vui với những đồng tiền ít ỏi vừa kiếm được th́ ngay tối hôm đó, chị bị một toán nữ tặc chặn đường cướp tiền, đánh cho một trận thừa sống, thiếu chết v́ tội dám chiếm lănh địa. Trận đ̣n đó, chị bị găy tay, rạn xương bả vai, tổn hại 11% sức khỏe.
Việc ít, người đông, để mưu sinh, các nữ cửu vạn vác hàng thuê cho các đầu lậu. Công việc của các chị là vận chuyển hàng theo lộ tŕnh mà chủ đă vạch sẵn ḥng qua mắt hải quan, biên pḥng.
Luật chơi rất khốc liệt, để có được một chân vác hàng lậu, họ phải đặt cọc một khoản tiền lớn. Hàng về đầy đủ, chúng sẽ trả công và hoàn lại tiền cọc, song nếu bị bắt th́ phải bồi thường hoặc lai lưng vác hàng trừ nợ. Nếu không trả được nợ, bọn chúng sẵn sàng dắt các chị ra biên xử, hoặc đem sang Trung Quốc bán.
Không ai trong xóm cửu của chị Nhài lại quên được số phận bi thương của chị V (quê Hưng Hà, Thái B́nh). Cái ngày định mệnh đầu năm 2010 chị V được một tay anh chị thuê vác hàng lậu. Cả năm làm cửu chị gom góp được 15 triệu đồng đặt cọc.
Rủi cho chị, số hàng “lậu” đặc biệt được ngụy trang trong thùng hàng chị vận chuyển hôm ấy bị lực lượng chức năng phát hiện. Chị may mắn chạy thoát được. Không những không được nhận tiền công, tiền đặt cọc, bọn chúng c̣n bắt chị phải đền 300 triệu đồng v́ làm mất hàng.
Không có tiền trả, bọn chúng lôi chị ra mép rừng tại thôn Lục Chắn (thuộc xă Hải Sơn, Móng Cái), đánh rồi thay nhau hăm hiếp. Khi mọi người phát hiện thấy th́ chị đă tử vong.
Số phận những thân c̣ cửu vạn tại vùng biên của đất mỏ mong manh như làn khói bếp chiều nơi xóm cửu. Với những ǵ họ phải đánh đổi, phải trải qua, họ thấm thía hơn ai hết nỗi chua xót của phận người khốn khó.
Chẳng ai muốn dấn thân vào sự nguy hiểm, bất trắc, nhưng những nữ cửu vạn này sẽ vẫn c̣n phải đối mặt với nó để duy tŕ sự sống khi họ chưa t́m ra được hướng đi mới cho cuộc đời.
Mỹ Lệ
|