Tức nước vỡ bờ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-29-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Tức nước vỡ bờ

Ngày xưa và ngày nay tưởng rằng là xa thế nhưng xét cho cùng, vẫn nằm trên cùng một ḍng trục thời gian, mà ngày xưa ở đầu kia xa lắc, c̣n ngày nay ở đầu phía bên này của hiện thực. Tôi đứng ở đầu này của ḍng thời gian, nhớ thầy, nhớ lại những ǵ thầy đă dạy: “Con giun xéo măi cũng quằn, tức nước ắt vỡ bờ.” Vâng, em tin như thế, thầy ơi! Nhất định phải là như thế. Và em ước một lần nữa được nh́n lại gương mặt thỏa nguyện của thầy khi thầy cất cao câu nói của chị Dậu: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”...


*


Bỗng dưng mấy hôm nay tôi chợt nhớ đến đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ (được trích từ quyển tiểu thuyết Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, lần đầu tiên xuất hiện trên báo Việt Nữ vào năm 1937) mà tôi đă được học hồi năm lớp Chín, bậc phổ thông. Dẫu đă hơn hai mươi năm trôi qua rồi, mà đoạn trích ấy, và cả tác phẩm ấy, như vẫn c̣n hằn sâu trong tâm trí tôi.

Không phải ngẫu nhiên mà tôi lại nhớ đến đoạn trích này. Đọc và xem tin về vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, tôi đă thấy đau và thấy xót lắm. Ngoài lư do đó, c̣n có một lư do khác có liên quan đến kư ức – kư ức của tôi về một người thầy. Đó là ông thầy dạy Văn năm lớp Chín phổ thông của tôi. Tôi là thằng học tṛ cưng của thầy. Không có lần phát bài luận văn nào mà thầy lại không giữ bài của tôi lại để đọc cho cả lớp cùng nghe, với một giọng điệu vừa tự hào, vừa rất đỗi tŕu mến. Thầy luôn cho các bài luận của tôi chín điểm và thầy nói thầy chẳng cho ai mười điểm bao giờ, trong suốt cuộc đời đi dạy học của thầy.


Đă có nhiều lần phát bài như thế trong suốt một năm học, nhưng tôi nhớ rơ nhất là ngày phát bài luận với chủ đề “Phân tích diễn biến tâm lư của nhân vật chị Dậu trong trích đoạn Tức Nước Vỡ Bờ”. Đọc bài của tôi, mắt thầy ngân ngấn nước, giọng thầy hơi rung. Thầy nói phân tích của tôi đă chạm được vào trái tim của người đọc, làm họ cảm thấy thương nhân vật chị Dậu này quá. Thương và tội cho chị. Tội chung cho cả những người nông dân Việt Nam của đầu thế kỷ hai mươi.


Nhớ lại, đúng là tội thật. Bọn cường hào, ác bá ngày đó lộng hành quá, chúng hạch sách, sách nhiễu người dân đủ điều. Sưu cao thuế nặng và bao nhiêu thứ oan khiên khác cứ mặc t́nh mà đổ xuống đầu những người nông dân hiền lành, chất phác, và nghèo đến cực cùng. Ca dao Việt Nam có câu:


Con ơi nhớ lấy lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.


Không có ǵ khốn nạn hơn và đáng lên án hơn khi mà chính chúng - những tên quan tham ô lại - thay v́ làm nhiệm vụ “dân chi phụ mẫu” (đối xử với dân như bậc cha mẹ lo cho con cái) th́ chúng lại lợi dụng chức quyền của ḿnh để ḅn rút những đồng tiền vốn đă c̣m cơi của những người nông dân chân lấm, tay bùn, suốt tháng quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất.


Cướp! Chúng cướp hết! Bằng đủ mọi h́nh thức. Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán tất cả mọi thứ mới đủ nộp suất thuế thân cho chồng, lại bị chúng buộc đóng thêm suất thuế cho người chết. Chết rồi mà vẫn phải đóng thuế! Nỗi oan rành rành ra đó mà chẳng thể nào giải được. Bao lần lên phủ, lên huyện ăn chực, nằm chờ để kêu oan, nhưng có ai nghe đâu mà kêu với réo. Chị quay về mái nhà tranh nh́n người chồng đă bị bọn chúng đánh đập dă man đến mang bệnh mà cảm thấy bất lực, không biết làm sao để thoát ra khỏi được cái bế tắc của cuộc đời ḿnh.


Và đấy là đoạn mà giọng thầy đă nghẹn lại, gần như khóc: Đến người bệnh chúng cũng chẳng tha, nhà chị đă trống quơ, trống hoác, chẳng c̣n lại ǵ, mà một lũ ác ôn đầu trâu, mặt ngựa vẫn cứ nhất quyết xông vào để vơ vét. Cái h́nh ảnh cả một bọn cai lệ hung hăn, hách dịch, ỷ đông hè nhau xông vào để trấn áp một chị nông dân cô lẻ đă làm bật lên những tiếng thét gào cùng cực cho những phận người quá rẻ rúng, đă trót sống phải nhằm thời kỳ mạt vận, khi mà bọn cường quyền gian ác cấu kết với nhau và không từ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét làm giàu trên những cái xác khô cằn của đồng loại.


Con giun xéo măi cũng quằn. “Tức nước” ắt “vỡ bờ”. Người đàn bà lực điền ấy, cuối cùng, nghiến chặt hai hàm răng lại và bật lên tiếng thách thức đầy phẫn nộ: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn giúi ra phía cửa. “Đó là một kết cuộc tất yếu cho mọi đè ép, bất công quá mức trong cuộc đời này.” Tôi vẫn c̣n nhớ đó là câu nói sau cùng thầy nói trước khi trao trả bài luận viết lại cho tôi. Sự bất măn và tức giận vẫn c̣n hằn sâu trên gương mặt thầy. Thầy tôi vốn nhân hậu. Thầy nói thầy không chịu đựng nỗi khi phải nghe, phải nh́n thấy cảnh con người cùng chung nguồn cội lại nỡ ḷng nào ức hiếp lẫn nhau.


Lâu quá rồi tôi đă không c̣n biết tin ǵ về thầy nữa, không biết thầy c̣n sống hay đă chết. Lần gặp thầy lần cuối là một kỷ niệm buồn. Lần đó, tôi trở về thăm quê khi vừa hoàn thành xong chương tŕnh đại học và trở thành một đồng nghiệp của thầy. Vừa bước vào một quán cà phê, tôi ngỡ ngàng nhận ra thầy đang ngồi ở một góc quán với một bàn vé số kế bên: thầy đang bán vé số. Trên người thầy vẫn là bộ quần áo thầy đă mặc khi đứng trên bục giảng hơn bảy năm về trước, giờ đây đă sờn vai, bạc màu. Thầy tôi đó sao? Tôi như không tin vào mắt ḿnh. Chưa kịp bật lên hai tiếng “thầy ơi”, tôi đă bắt gặp ánh mắt thầy ngượng ngùng lẫn tránh. Đó là lần cuối cùng tôi gặp thầy. Một vài năm sau, tôi có việc gấp, phải rời quê hương.


Ngày ấy thầy có dạy chúng tôi: “Chúng ta đang sống trong một xă hội mới mà mọi thứ đều là của chung, mọi thứ đều phải được sung vào công quĩ.” Nhớ lại lời thầy dạy, tôi bỗng đâm lo cho thầy: Không biết sau khi tôi đi rồi, cái bàn vé số kiếm sống qua ngày của thầy có được sung vào công quĩ không? Nếu có th́ rồi thầy lấy ǵ mà sống. Càng nghĩ tôi càng đâm lo và tự trách ḿnh đă không thể liên lạc được với thầy trong chừng ấy năm.


Đă hơn hai mươi năm qua trôi qua, bất chợt nhớ thầy, tôi lại nhớ về chị Dậu, nhớ về “Tức Nước Vỡ Bờ”.


Người ta nói: “Con người không thể nào tắm hai lần trên cùng một ḍng nước chảy”. Câu ấy có nghĩa là lịch sử thường không lặp lại. Thế mà, sao tôi lại nh́n thấy bóng dáng của những người nông dân khốn khổ, đáng thương của một thế kỷ trước lại mơ hồ vương vất trên những cánh đồng hôm nay của Văn Giang, của những vùng đất trải dài từ Nam ra Bắc? Những oan hồn nào đă không thể siêu sinh? Định mệnh nào lại nghiệt ngă đến thế với những người con dân Việt?


Ngày xưa và ngày nay tưởng rằng là xa thế nhưng xét cho cùng, vẫn nằm trên cùng một ḍng trục thời gian, mà ngày xưa ở đầu kia xa lắc, c̣n ngày nay ở đầu phía bên này của hiện thực. Tôi đứng ở đầu này của ḍng thời gian, nhớ thầy, nhớ lại những ǵ thầy đă dạy: “Con giun xéo măi cũng quằn, tức nước ắt vỡ bờ.” Vâng, em tin như thế, thầy ơi! Nhất định phải là như thế. Và em ước một lần nữa được nh́n lại gương mặt thỏa nguyện của thầy khi thầy cất cao câu nói của chị Dậu: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.


28/04/2012


Jeffrey Thái
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	laxanhmattroi-danlambao.jpg
Views:	123
Size:	21.5 KB
ID:	377259
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10605 seconds with 14 queries