Cùng phát triển tên lửa nhưng B́nh Nhưỡng tỏ ra nguy hiểm và liều lĩnh hơn Iran. Do đó, họ “gây nhức nhối” nhiều hơn cho phương Tây.
“Một cuộc đời”
Triều Tiên và Iran lâu nay được biết đến là có chung một khao khát “cháy bỏng” phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Chính những điểm chung đưa họ lại gần nhau và có một lịch sử hợp tác lâu dài để phát triển tên lửa tầm xa.
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng, mối liên hệ về vấn đề tên lửa giữa Triều Tiên và Iran bắt đầu từ năm 1985 bằng một thoả thuận mà theo đó Iran cam kết hỗ trợ tài chính cho Triều Tiên để nước này hoàn thành việc tự chế tạo Scud-B.
Trong giai đoạn từ năm 1980 - 1988, Iran mua 100 tên lửa Scud-B từ Triều Tiên để dùng trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq. Đến những năm 1990, mối quan hệ này được mở rộng bằng việc hai nước hợp tác phát triển tên lửa Shahab cho Iran; đổi lại Triều Tiên nhận được tiền và dầu mỏ.
Không chỉ hỗ trợ về vật liệu, B́nh Nhưỡng c̣n cung cấp cho Tehran những "lời khuyên" mang tính chuyên môn cho chương tŕnh phát triển tên lửa đạn đạo của nước này. Các chuyên gia tên lửa Triều Tiên thậm chí c̣n đến Iran để hỗ trợ Tehran phát triển chương tŕnh tên lửa của ḿnh.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20120425/tg_25.4_Iran1.jpg)
Chương tŕnh phát triển tên lửa của Triều Tiên và Iran có nhiều điểm chung. Ảnh: Salon.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua cũng chứng kiến sự đổi ngôi trong “mối bang giao tên lửa” này. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), chương tŕnh vũ khí của Triều Tiên đang được hưởng lợi từ công nghệ của Iran. Đổi lại, B́nh Nhưỡng cung cấp công nghệ cho chương tŕnh làm giàu uranium của Tehran.
Báo cáo của IISS cũng cho biết, dường như Iran đă có khả năng phát triển phiên bản tinh vi hơn loại tên lửa tầm xa No-dong của Triều Tiên. Trong cuộc diễu hành hồi năm ngoái của quân đội Triều Tiên được phát đi trên bản tin truyền h́nh cho thấy, chóp h́nh nón của các tên lửa No-dong 2 của Triều Tiên giống y hệt như thứ gắn trên đầu tên lửa Ghadr-1 của Iran.
Mối quan ngại của IISS về hoạt động trao đổi giữa Triều Tiên và Iran trong công nghệ tên lửa và thử nghiệm các thiết bị hạt nhân cũng được các chuyên gia quân sự đồng t́nh.
“Hiện nay Iran được coi là giỏi hơn so với Triều Tiên trong công nghệ tên lửa, đặc biệt là trong các chủng loại tên lửa nhiên liệu rắn. Tuy nhiên, không v́ thế mà mối quan hệ hợp tác giữa hai bên đứt gánh”, ông Greg Thielmann, một cựu quan chức t́nh báo cao cấp của Mỹ nhấn mạnh.
Cựu quan chức này cho biết thêm, nhân tố gắn kết Tehran và B́nh Nhưỡng trong nỗ lực phát triển tên lửa chính là phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Cả hai đều muốn có một mối đe dọa đáng tin cậy để chống lại Washington. Không ǵ có thể thực hiện lời đe dọa tốt hơn là làm dấy lên lo ngại rằng Triều Tiên và Iran có thể gắn vũ khí hạt nhân lên đầu một tên lửa đạn đạo liên lục địa.
“Hai số phận”
Chung một niềm khao khát, một mục tiêu và một khung hợp tác bền chặt nhưng mức độ thành công cũng như sức ảnh hưởng của hai chương tŕnh tên lửa này hoàn toàn khác nhau.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20120425/tg_25.4_Iran2.jpg)
Triều Tiên khiến phương Tây phải "đau đầu" hơn Iran.
Hồi tháng 2 vừa qua, trong bối cảnh kỷ niệm Cách mạng Hồi giáo 1979, Iran phóng thành công tên lửa mang vệ tinh quan sát Navid vào quỹ đạo. Đây là lần thứ 3 một vệ tinh do Iran sản xuất được phóng thành công lên quỹ đạo bằng tên lửa Safir tự chế. Lần phóng vệ tinh nội địa đầu tiên của Iran là vào tháng 2/2009, c̣n lần tiếp theo là vào tháng 7/2011.
Ngày 13/4, khi chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh lănh tụ vĩ đại Kim Il-sung, B́nh Nhưỡng cũng tuyên bố phóng một tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo. Nước này thậm chí c̣n mời các quan sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trong đó có mời cả quan sát viên Nhật Bản đến theo dơi vụ phóng này.
Tuy nhiên, khác hẳn với Iran, tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên vỡ tan thành nhiều mảnh chỉ trong ṿng hai phút sau khi rời bệ phóng, để rồi kênh truyền h́nh chính thức của B́nh Nhưỡng cũng phải lên tiếng thừa nhận thất bại lần thứ 3 này.
Với Triều Tiên và Iran, chơi với lá bài vệ tinh có thể mang lại những lợi thế nhất định. Vụ phóng sẽ làm dày thêm dữ liệu cho các chương tŕnh quân sự đồng thời gia tăng niềm tự hào dân tộc. Tuy nhiên, dường như chỉ có Iran phần nào đạt được lợi thế này.
Sau vụ phóng thành công của Iran, chính quyền Tổng thống Mỹ Obama và Liên Hiệp Quốc cũng như báo giới phương Tây chỉ lên tiếng qua loa nhằm đánh giá thấp thành quả này của Tehran. Trong khi đó, cả ba lần phóng vệ tinh mà phương Tây cho là thất bại của B́nh Nhưỡng đều gây phản ứng dữ dội trong dư luận.
Chính phủ Mỹ lập tức lên tiếng chỉ trích vụ phóng và sau đó là đe dọa hủy thỏa thuận viện trợ 240.000 tấn lương thực đạt được với Triều Tiên ngày 29/2 vừa qua.
Không dừng lại ở đó, ngày 16/4, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đạt được sự nhất trí cao, trong đó có cả đồng minh lâu năm của Triều Tiên là Trung Quốc, để ra tuyên bố Chủ tịch lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa của B́nh Nhưỡng. Tuyên bố này nêu rơ, quốc giá Đông Á vi phạm nghị quyết trừng phạt đạt được hồi năm 2009, theo đó cấm Triều Tiên phóng tên lửa, trong đó có cả vệ tinh.
Ủy ban trừng phạt của Hội đồng bảo an c̣n đang cân nhắc khả năng bổ sung một số cá nhân ở Triều Tiên vào danh sách đóng băng tài sản và cấm xuất cảnh.
“Chúng tôi muốn B́nh Nhưỡng nhận thức rơ được rằng, mỗi động thái khiêu khích của họ sẽ chỉ càng làm gia tăng t́nh trạng cô lập và có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Thực ra, đó không chỉ là thông điệp của riêng Mỹ gửi tới Triều Tiên mà c̣n là của Trung Quốc và Nga, hai nước có mối quan hệ gần gũi với quốc gia Đông Á này”, Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khẳng định.
Rơ ràng, sự lên án của cộng đồng quốc tế với Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh của nước này mạnh mẽ hơn hẳn so với Iran. Dù cộng đồng quốc tế đều lo ngại về vụ phóng vệ tinh của hai nước th́ những nỗ lực của B́nh Nhưỡng lại bị coi là mối đe dọa lớn hơn, một phần bởi v́ Triều Tiên luôn được cho là có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. B́nh Nhưỡng từng tiến hành hai vụ phóng thử tên lửa năm 2006 và 2009 sau hai vụ thử tên lửa thất bại.
Các chuyên gia cũng hoài nghi về tuyên bố của Triều Tiên rằng, vụ phóng thử lần này là v́ mục đích ḥa b́nh và mang một sứ mệnh khoa học. Triều Tiên không có ǵ để trưng ra trong suốt 15 năm nỗ lực phóng vệ tinh trong khi Iran đă ba lần phóng vệ tinh thành công.
Sau vụ phóng tên lửa mang vệ tinh bất thành này, B́nh Nhưỡng bóng gió nói đến tham vọng chế tạo một tên lửa lớn hơn. Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc dự tính quốc gia láng giềng sẽ thử hạt nhân lần 3.
Theo Asia Times, dù là phóng thêm tên lửa hay thử hạt nhân th́ cộng đồng quốc tế dường như cũng phải “bó tay” với Triều Tiên. Các lệnh trừng phạt có vẻ như đang “ăn ṃn” dần nền kinh tế Iran và quốc gia này buộc phải cho thấy nhiều biểu hiện nhún nhường. Trong khi đó, Triều Tiên nếm trải quá nhiều lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và các gói trừng phạt mới, nếu có, cũng sẽ chẳng thể khiến B́nh Nhưỡng suy yếu hơn được nữa.
“Mỹ tốt nhất nên coi thất bại trong vụ phóng tên lửa mới đây đă là một sự trừng phạt đối với B́nh Nhưỡng. Nếu cứ tiếp tục cấm vận Triều Tiên th́ cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Ngay cả khi kho lương thực tích trữ từ mùa đông sắp hết trong khi vụ mùa mới chưa đến ngày thu hoạch và đặc biệt khi đất nước đang hướng tới mục tiêu thịnh vượng mà B́nh Nhưỡng c̣n hất đổ thỏa thuận viện trợ lương thực để phóng tên lửa là đủ hiểu quốc gia này chẳng c̣n ǵ để mất”, John Delury, Phó Giáo sư tại ĐH Yonsei, Hàn Quốc nhận định.
Hơn nữa, theo ông, những gói trừng phạt mới sẽ chỉ càng tạo thêm cớ cho các nhân vật cứng rắn ở Triều Tiên “hành động quá khích”.
“Trong khi Iran thường không mấy khi tỏ ư khiêu khích sau những tuyên bố lên án của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc th́ kiểu phản ứng tiêu cực này thường xuyên thấy ở Triều Tiên. V́ vậy, để tránh những hành động khiêu khích của B́nh Nhưỡng, tốt hơn hết là im lặng để họ không c̣n cớ mà liều lĩnh”, Phó Giáo sư John Delury nhấn mạnh.
Nói cách khác, theo ông John Delury, không thể dập khuôn cách xử lư Iran trong nỗ lực đối phó với Triều Tiên bởi B́nh Nhưỡng nguy hiểm, khó lường và đặc biệt là “bất cần đời” hơn Tehran.
Trà My (tổng hợp)