Dù có đói, có chết,... con cũng không được bán, đổi nó đi. Đây là vật gia bảo được lưu truyền qua 5 đời, con phải giữ lấy”. Đó là lời căn dặn của người bố đối với ông Nguyễn Thanh Đạm, SN 1952, ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Ngôi nhà ông Đạm nằm nép ở cuối làng, khuất sâu một con ngơ hẹp, rất ít người qua lại. “Các chú là người ở xa đến hay sao mà hỏi nhà ông Đạm? Ông ấy, giờ này thường hay uống rượu, chơi cờ với ông bạn ở làng bên. Về hưu rồi, nên ông ấy chỉ có vui chơi, giải trí với bạn già thôi” - ông Nguyên Viết Hồng người cùng làng cho biết.
Bỗng nghe giọng ồm ồm cất lên từ bên trong cánh cửa sắt được khóa kiên cố: “Các chú t́m gặp tôi à? Mấy chú ở đâu đến, gặp tôi có việc ǵ?”. Khi biết chúng tôi muốn gặp ông t́m hiểu về bộ đồ đồng quư giá, ông khép cửa quay vào: “Các chú t́m nhầm nhà rồi, cổ với xưa ǵ ở đây, các chú đi cho không th́ phiền phức lắm”. Sau khi nghe giải thích, giọng ông Đạm mới trở lại ôn ḥa, nở nụ cười, cởi mở mời chúng tôi vào nhà.
Ngôi nhà cổ vật
Ngôi nhà gỗ cổ với nghệ thuật, kiến trúc đạt đến độ tinh xảo, mỗi góc xà, đường hạ,... được chạm trổ “Long - Ly - Quy - Phượng” và những bản khắc gỗ dân gian hết sức sinh động. Choáng ngợp hơn cả là bộ đồ đồng đa chủng gồm mâm đồng được đúc liền với những tác phẩm chạm khắc hết sức tinh vi, điêu luyện. Chiêm ngưỡng tận mắt bộ tượng bằng đồng, chuông đồng, khánh đồng, lư hương, đèn,... khiến cho chúng tôi choáng váng trước bộ sưu tập của “vua” đồ đồng này.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thunga/20120410/a2.bmp)
Vua “cổ vật” Nguyễn Thanh Đạm.
Tư liệu cổ ghi lại, trước đây, mảnh đất Hương Sơn không chỉ có truyền thống khoa cử, (trên 20 vị đỗ đại khoa, từ tiến sĩ trở lên) mà nơi đây c̣n là cái nôi h́nh thành nên nét văn hóa riêng biệt, hun đúc, ăn sâu trong kư ức mỗi con người.
Ông Đạm chia sẻ: “Từ ngôi nhà gỗ quư này đến bộ mâm bằng đồng, lư hương,... đều do đời trước truyền lại. Khi lớn lên tôi đă thấy các mâm đồng, lư hương,... được xếp gọn gàng, ngăn nắp giấu kín trong ḥm gỗ, ḥm sắt, lâu lâu lại thấy bố tôi đưa ra lau chùi. Có lần tôi nói với bố, sao không đem bán đi khỏi để mất chỗ, mất công lau chùi, bố tôi đă mắng, đây là thứ không thể đánh đổi bằng tiền đâu con ạ! Đến lúc lớn lên, tôi mới ư thức được đó là vật gia truyền, có thể coi như là vật “bất ly thân”, bùa hộ mệnh của gia đ́nh”.
Cũng chính từ đó trách nhiệm thiêng liêng đă đánh thức trái tim ông Đạm về ǵn giữ, bảo quản và bổ sung thêm cho bộ sưu tập đồ đồng. Thời gian ông làm công nhân hóa chất ở Nghệ An, ngoài đồng lương ít ỏi, ông c̣n dành dụm tiền, nhịn ăn, nhịn mặc săn lùng mọi miền đất nước để sưu tầm.
“Có nhiều lúc tôi cũng nản ḷng lắm. Vợ con không ủng hộ. Tôi định kêu đồng nát vào bán đi cho xong, khỏi phiền phức người khác. Nhưng đêm nằm nghĩ lại, ḿnh không thể thất hứa với người đă khuất. Nếu lỡ sau này gia đ́nh có hệ sự ǵ th́ sao?”, ông Đạm tâm sự.
Chiếc mâm đồng trong bộ sưu tập của ông Đạm có đường kính 50cm, thành mâm khoảng 3cm. Chính giữa chạm chữ Phúc, xung quang chạm khắc rồng. Những ngôi sao có xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công, các đường vạch chéo h́nh tam giác lồng vào nhau, bao quanh mâm có h́nh người, vật, động vật và các hoa văn h́nh học có đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, ṿng tṛn chấm giữa tiếp tuyến, ṿng tṛn đồng tâm, hoa văn h́nh gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch gắn song song. Ư nghĩa chạm trổ trên bề mặt mâm đồng chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thunga/20120410/cd94covat1.jpg)
Khối lượng đồ gốm, sứ,... cũng rất có giá trị.
Ông Đạm cho biết: “Mâm đồng thể hiện quyền uy, quư phái, sang trọng, c̣n những nét chạm trổ hoa văn trên mâm chứng tỏ sự cung kính khi dâng lễ vật lên vua chúa”. Ông chia sẻ thêm: “Khi xưa, dân làng thường có lễ vật tế trời đất cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió ḥa, mùa màng bội thu”.
Ngoài bộ sưu tập đồ đồng có niên đại cả ngh́n năm, ông Đạm c̣n sở hữu bộ gốm, sứ, sành,... đa dạng có từ đời Minh (Trung Quốc), đời Lư, đời Trần, đời Nguyễn với những hoa văn tinh xảo, chất men của người Trung Quốc cổ, Thái Lan.
Giá trị cổ vật ít đại gia nào theo kịp
Ông Đạm chia sẻ: “Điều mà tôi băn khoăn nhất là khi tôi chết đi con tôi có tiếp tục bảo quản, giữ ǵn cẩn thận không. Do không có chỗ bảo quản tốt, tránh kẻ xấu đánh cắp, ông Đạm đă xếp gọn trong ḥm sắt giấu kỹ trong hầm kín. Song theo ông Đạm, đó chỉ là biện pháp tạm thời. "Tôi đang lên kế hoạch bàn với mấy anh, cùng các con cháu, quyên góp vốn xây dựng một “bảo tàng thu nhỏ” nằm trong khuôn viên vườn nhà. Thứ nhất, có chỗ để lưu giữ cho tốt, tránh mất mát. Thứ hai, đây cũng là điểm đến cho các du khách du lịch trong và ngoài nước có cơ hội t́m đến, để hiểu thêm giá trị văn hóa lịch sử”.
Hơn 40 năm ǵn giữ, sở hữu khối lượng bộ đồng bí mật này, ông Đạm rất tự hào và hănh diện về tài sản quư giá. “Tôi không dám nói trong tay có tiền tỷ, hoặc hàng trăm triệu USD. Tôi dám khẳng định rằng giá trị cổ vật đổi ra bằng tiền ít đại gia nào theo kịp tôi. Những tôi không bao giờ bán hay đổi một thứ ǵ. Người có tiền cũng không bao giờ mua được nó, giá trị lịch sử sẽ trường tồn với thời gian măi măi”.
Theo An ninh Thủ đô