Thay v́ bí mật phối hợp cùng đồng minh Israel lập kế hoạch tấn công Iran, chính quyền Mỹ lại “lật tẩy” kế hoạch hành động của “đồng đội” v́ lợi ích riêng của ḿnh.
Lu loa… tin mật
Tạp chí
Foreign Policy của Mỹ ngày 29/3 bất ngờ đăng tải bản báo cáo được cho là bị ṛ rỉ của Quốc hội Mỹ về kế hoạch tấn công Iran của Israel qua lănh thổ Azerbaijan.
Tin bài liên quan:
Bản báo cáo nêu rơ, giới chức t́nh báo và ngoại giao Mỹ đă nhận được thông tin cho rằng, Israel vừa được láng giềng phía Bắc của Iran là Azerbaijan cho tiếp cận những căn cứ không quân mà từ đó Israel có thể phát động các cuộc không kích nhằm vào Iran.
“Israel đă mua một căn cứ không quân của Azerbaijan, căn cứ này cũng có tên là Azerbaijan và nằm sát biên giới phía Bắc Iran. Rất có thể đây là kết quả của quá tŕnh thương thảo bí mật giữa Israel và Azerbaijan suốt nhiều năm qua”,
Foreign Policy cho hay.
Giới chức quân sự Mỹ lo ngại, động thái này của Israel sẽ gây thêm khó khăn cho Mỹ trong nỗ lực giảm căng thẳng giữa Israel và Iran. Do đó, các nhà chiến lược quân sự cần sẵn sàng cho kịch bản xung đột ở đây.
“Chúng tôi đang theo dơi sát sao mọi động thái của Iran... Nhưng chúng tôi cũng giám sát chặt chẽ những ǵ Israel đang làm ở Azerbaijan. Và chúng tôi thấy lo lắng với kế hoạch này của Tel Aviv",
Foreign Policy dẫn lời một quan chức t́nh báo Mỹ nhấn mạnh.
Giới truyền thông Mỹ loan tin về kế hoạch tấn công Iran của chính quyền Israel.
Nếu đúng là Israel đă đạt được một thỏa thuận với Azerbaijan th́ điều đó sẽ làm “thay đổi hoàn toàn cả bức tranh”, nhà phân tích Guzansky cho biết. Theo ông này, với việc được tiếp cận với các căn cứ không quân của Azerbaijan, Israel sẽ dễ dàng tấn công Iran hơn thay v́ phải bay hơn 3.500km để tấn công Iran và trở về qua không phận Iraq. Các cuộc tấn công của Israel cũng sẽ nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.
Quả thực, thách thức lớn nhất của Israel trong việc lên kế hoạch tấn công Iran là khoảng cách tới các mục tiêu đối phương khá xa, khoảng 3.500km. Sự thành công của các chiến dịch dội bom với chặng đường dài như vậy phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp nhiên liệu cho các chiến đấu cơ và máy bay ném bom.
Nếu có chặng dừng chân là căn cứ không quân Azerbaijan, những chiến đấu cơ F-15I và F-16I của Israel sẽ không phải tiếp nhiên liệu giữa đường trong suốt quá tŕnh tấn công.
Nhà phân tích quân sự David Isenberg khẳng định, sự hỗ trợ của Azerbaijan thực sự là “vũ khí lợi hại” giúp Israel gia tăng cơ hội chiến thắng. Theo ông, chặng đường dài 3.500km từ Israel đến Iran rồi ṿng về sẽ là nhiệm vụ quá sức đối với dàn máy bay chiến đấu của Israel.
“Khả năng của hạm đội tiếp nhiên liệu trên không của Azerbaijan rất có hạn. Điều này đă được kiểm chứng rơ trong các cuộc diễn tập tiếp nhiên liệu của Israel. V́ vậy, đây là nhiệm vụ khó khăn. Không chỉ vậy, ngay cả khi số máy bay tham gia tấn công của Israel được tiếp nhiên liệu đủ giữa đường th́ chúng cũng phải chạy hết công suất mới có thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này. Do đó, có thể nói, căn cứ không quân tại Azerbaijan có ư nghĩa vô cùng to lớn khi vừa rút ngắn được khoảng cách lại vừa đảm bảo được công tác tiếp nhiên liệu cho các chiến đấu cơ”, ông David Isenberg đánh giá.
Trong khi đó, Đại tá không quân về hưu Sam Gardiner, người có nhiều năm nghiên cứu các kịch bản tấn công Iran của Israel cũng phân tích, để mang đủ nhiên liệu để tiếp cho hai chiến đấu cơ F-15I và F-16I th́ cũng choán hết diện tích trên các máy bay này. Như vậy, sẽ không c̣n chỗ để vận chuyển các vũ khí khác.
Ngoài ra, theo ông Gardiner, khi các máy bay F-16 thực hiện nhiệm vụ ném bom th́ rất có thể Iran sẽ điều các máy bay chiến đấu để đánh chặn. Lúc này, F-15 có thể được điều động để làm lá chắn cho F-16. Và khi đó F-15 sẽ nhanh chóng “ngốn” hết nhiên liệu cũng như phải hoạt động hết công suất và rất cần được hạ cánh. Các căn cứ tại Azerbaijan gần đó có thể cung cấp cho F-15 chỗ dừng chân và tiếp thêm nhiên liệu.
Giải thích về lư do Azerbaijan phá vỡ nguyên tắc không làm bàn đạp cho bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của ḿnh, tờ
Foreign Policy dẫn lời một số quan chức cho rằng, Baku rơ ràng được hưởng lợi rất nhiều từ “vụ cộng tác” này với Tel Aviv.
Nhà nước Do Thái là khách hàng lớn thứ 2 của dầu mỏ Azerbaijan. Hồi tháng 2 vừa qua, Israel cũng kư hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 1,6 tỷ USD với Azerbaijan, theo đó, Israel sẽ bán máy bay không người lái, hệ thống tên lửa chống máy bay cho Azerbaijan. Nhờ vậy, Baku có thể tăng cường tiềm lực quân sự của ḿnh, đề pḥng những “nguy cơ bất trắc” từ phía Tehran.
“Azerbaijan có nỗi lo riêng của ḿnh trước láng giềng Iran. Chính quyền Baku đă trục xuất những tín đồ Hồi giáo của Tehran khỏi nhà thờ của họ, tiêu diệt nhóm khủng bố ủng hộ Iran và chống lại các nỗ lực tuyên truyền của quốc gia Hồi giáo trong vùng”, Alexander Murinson, học giả chuyên nghiên cứu về mối quan hệ Israel – Azerbaijan tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược Begin-Sadat nhấn mạnh.
Rung cây dọa khỉ?
Hành động loan báo của chính quyền Mỹ khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Cùng “chiến tuyến” với Israel trong cuộc xung đột với Iran, đáng ra Mỹ sẽ phải “giấu nhẹm” mọi kế hoạch tấn công, nếu có, của ḿnh cũng như “đồng đội”. Vậy mà chính quyền Obama lại “vạch mặt” bạn bè.
Theo giới phân tích Israel, động thái này của Nhà Trắng là một mũi tên trúng hai đích. Chính quyền Obama cố tính tiết lộ bản báo cáo về khả năng tấn công Iran của Israel nhằm gây sức ép khiến Tel Aviv khó ḷng đánh Iran, đồng thời buộc Tehran phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới.
Theo giới phân tích Israel, việc chính quyền Obaam công bố bản báo cáo về khả năng tấn công Iran của Israel là hànhđoộng có chủ đích.
Hồi tháng 2 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đồng ư với đề xuất nối lại đàm phán hạt nhân của Iran. Theo dự kiến, các cuộc đàm phán này sẽ được tái khởi động vào khoảng giữa tháng 4 tới, có thể là ngày 13/4. Mỹ hy vọng ṿng đàm phán sẽ giúp họ tránh được nguy cơ xung đột vũ trang với quốc gia Hồi giáo song chính quyền Israel lại không mấy tin tưởng vào kết quả tích cực của nỗ lực thương thuyết này bởi họ cho rằng, Tehran đang cố t́nh “câu giờ”.
“Những thông tin trên được tung ra giống như là một chiến dịch lớn nhằm ngăn chặn Israel tấn công Iran. Tôi cho rằng, chính quyền của ông Obama thực sự đang lo lắng về khả năng Tel Aviv hành động đơn phương với Tehran. Do vậy, họ t́m mọi cách để ngăn chặn”, nhà phân tích Yoel Guzansky thuộc Viên nghiên cứu an ninh quốc gia của Israel khẳng định.
Chia sẻ quan điểm này, nhà b́nh luận quân sự Ron Ben-Yishai danh tiếng của tờ Yedioth Ahronoth cũng bức xúc cho rằng, Tổng thống Obama đang phản bội đồng minh Israel. “Đây rơ ràng là một chiến dịch chặn họng có chủ đích”, ông Ron Ben-Yishai quả quyết.
Theo ông, do thất bại trong nỗ lực thuyết phục giới chức Israel từ bỏ kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, chính quyền Mỹ bắt đầu quay sang chiêu thức mới là cố t́nh phá hỏng mọi chiến dịch có tiềm năng của Israel trong nỗ lực đối phó với Iran.
“Hành động của Mỹ gây khó khăn cho giới chức Tel Aviv trong việc ra lệnh cho Lực lượng pḥng vệ tấn công Tehran. Nghiêm trọng hơn, nó làm tiêu tan khả năng thực hiện một cuộc tấn công với thương vong tối thiểu của Lực lượng pḥng vệ Israel”, nhà phân tích Ben-Yishai đă nhận định như vậy.
Bên cạnh đo, nhà phân tích quân sự Alex Fishman cho hay, không chỉ phá hỏng kế hoạch của Israel, hành động cố t́nh để lộ tin mật của chính quyền Obama c̣n nhằm gây sức ép với Iran.
“Trước ṿng đàm phán, chính quyền Mỹ cần đặt ḿnh vào vị thế thượng phong và buộc đối thủ phải nhún ḿnh. Do đó, họ sử dụng bản báo cáo để đánh tiếng với Tehran rằng, nguy cơ tấn công quân sự là có thật và họ cần phải cân nhắc lại thái độ cương quyết của ḿnh trên bàn đàm phán”, ông Alex Fishman nhận định.
Như vậy, chỉ cần một hành động tưởng chừng như ngớ ngẩn mà chính quyền Obama có thể ngăn chặn nhiều mối họa trước mắt.
Trà My (tổng hợp)
theo đv