Trí thức là một khái niệm chính trị - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-19-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Trí thức là một khái niệm chính trị

Cuộc thảo luận về trí thức Việt Nam gần đây khá sôi nổi. Đó là một điều đáng mừng v́ nó có thể báo hiệu sự xuất hiện của một lớp người phải có nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có: trí thức. Nguyên nhân của sự thiếu vắng này chính là v́ chúng ta thiếu thảo luận nghiêm chỉnh về trí thức. Cuộc thảo luận này, dù có những sai lầm trong một số phát biểu, cũng rất có ích. Một sai lầm được tŕnh bày ra công luận sẽ được chỉnh sửa thay v́ được giữ nguyên và tiếp tục truyền bá theo quan hệ, uy tín và ảnh hưởng của người hiểu lầm. Một trong những ngộ nhận lớn vừa được bộc lộ là nhiều người vẫn chưa hiểu rằng trí thức là một khái niệm chính trị.


Trước hết thế nào là một trí thức? Có bao nhiêu nhà tư tưởng đặt ra câu hỏi này th́ có bấy nhiêu câu trả lời. Cũng tương tự như từ "triết học" mà nó có quan hệ khá gần gũi, khái niệm "người trí thức" không có một định nghĩa được mọi người chấp nhận. Tuy nhiên ngay cả người b́nh thường cũng có thể nhận định khá đúng ai là trí thức ai không phải là trí thức trong những trường hợp cụ thể. Thí dụ như một người dân thường cũng có thể đánh giá một người có học vị và địa vị cao nhưng qụy lụy chạy theo danh lợi là không phải trí thức. Ở đây trí thức là một thái độ. Trong một trường hợp khác trí thức có thể là một tŕnh độ; người ta có thể nói "như thế cũng được rồi, ông ta không phải là một trí thức" để bào chữa cho một phát biểu thiếu sáng sủa và chính xác.


Baruch Spinoza (1632–1677) là một triết gia và một trí thức lớn. Ông bị cộng đồng người Do Thái tại Ḥa Lan khai trừ và cô lập v́ phản bác một số tín điều của đạo Do Thái. Ông cũng không được những người Công Giáo và Tin Lành chấp nhận v́ bị coi là vô thần. Ông bị ruồng bỏ bởi cả cộng đồng người Do Thái lẫn xă hội Ḥa Lan. Ông sống cô đơn và nghèo khổ tại Amsterdam bằng nghề thợ mài kính. Có lúc bị bạo hành. Spinoza hiền lành và nhẫn nhục nhưng vẫn quyết tâm giữ lập trường của ḿnh bằng mọi giá. Ngoài công việc nghề nghiệp bắt buộc Spinoza dành trọn cuộc đời cho học hỏi, suy nghĩ và viết. Cuốn "Đạo Đức" được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất về đạo đức học. Ông cũng viết về nhiều đề tài triết học khác. Do nghề mài kính Spinoza hít phải nhiều bụi kính và chết v́ bệnh phổi. Ông chết an nhiên, không hối tiếc, không sợ hăi cũng không hờn giận. Cả thế kỷ sau khi ông qua đời người ta mới đánh giá đúng tư tưởng của ông và tôn vinh ông. Đồng ư hay không với ông, không ai phủ nhận Spinoza là một nhân cách và một trí thức lớn.


* Triết gia và nhà trí thức lớn Baruch Spinoza

Spinoza được coi là một trí thức lớn v́ ông là người không những có kiến thức lớn và những tư tưởng đặc sắc - nếu chỉ có thế th́ ông chỉ là một triết gia - mà c̣n có can đảm phản bác những tín điều thời thượng được áp đặt trong môi trường của ông như những chân lư tuyệt đối và chấp nhận trả giá cho niềm tin của ḿnh. Ngược lại ít ai coi Galileo (1564–1642) là một trí thức dù ông là một nhà bác học rất lớn v́ Galileo đă run sợ trước quyền lực của giáo hội công giáo La Mă và phủ nhận khám phá lớn của chính ông, đó là trái đất xoay quanh mặt trời chứ không phải mặt trời xoay quanh trái đất như mọi người tin vào lúc đó. Đặc tính khiến Spinoza, khác với Galileo, được coi là trí thức là ở chỗ ông đă dám phát biểu những điều ḿnh nghĩ là đúng dù trái ngược với lập trường chính thống và chấp nhận trả giá cho ư kiến của ḿnh.


Một trong những trí thức vĩ đại đầu tiên của thế giới là Socrates sống vào cuối thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Socrates đả kích gay gắt chế độ dân chủ vừa được tái lập tại Athens và bị chế độ dân chủ này xử án tử h́nh. Socrates đă lầm về tư tưởng chính trị. Ông phê phán rất đúng những thiếu sót của chế độ dân chủ Athens lúc đó nhưng ông đă không nhận định được một điều là các chế độ dân chủ có khả năng sửa chữa những thiếu sót và tự cải tiến trong khi chế độ độc tài sáng suốt của những "vua hiền triết" mà ông chủ xướng vừa không thể có vừa độc hại nếu vạn nhất được thiết lập. Nhưng Socrates đă lư luận một cách lương thiện, đă dám phản bác quyền lực chính trị nhân danh những lư luận đó và đă chấp nhận thà chết chứ không bỏ lập trường của ḿnh. Theo truyền thuyết ông đă tuyên bố khi phiên ṭa kết thúc rằng: "Bây giờ chúng ta chia tay, quí vị để tiếp tục sống c̣n tôi để chết. Ai đúng chỉ có Trời biết, nhưng một cuộc đời không suy luận là một cuộc đời không đáng sống". Hậu thế đă tôn vinh Socrates, dù ông nghĩ sai về chế độ chính trị tốt nhất, v́ ông đă dám chết để giữ ư kiến của ḿnh. Ngược lại chế độ dân chủ Athens đă hoàn toàn sai khi bách hại Socrates v́ ư kiến của ông. Phẩm cách trí thức và triết gia của Socrates c̣n thể hiện một cách cao cả trong câu "ai đúng chỉ có Trời biết"; Socrates không quả quyết là ḿnh chắc chắn đúng, nhưng vẫn chấp nhận chết cho ư kiến của ḿnh.
Hai mẫu mực trí thức trên đây cho phép nhận ra một số nét đậm của một trí thức. Cả hai đều là những người có tŕnh độ hiểu biết và lư luận cao, dù cả hai đều không có bằng cấp nào cả. Đó cũng là những người suy nghĩ và lư luận một cách lương thiện, nghĩa là lư luận để t́m đến một kết luận hợp lư chứ không lư luận để biện minh cho một kết luận đă có sẵn, bị áp đặt hoặc tự áp đặt. Và, quan trọng hơn, dám sống trung thực với lập trường của ḿnh bằng mọi giá. Hai nét đậm cần được đặc biết lưu ư: cả hai đều dấn thân về mặt chính trị nhân danh cái đúng và cả hai đều phản kháng luồng tư tưởng chính thống. Trường hợp Socrates đă rơ ràng nhưng trường hợp Spinoza cũng không khác. Ở vào thời đại của ông tôn giáo và chính trị chỉ là một; trong cộng đồng Do Thái giáo lư Do Thái là luật, trong xă hội Ḥa Lan, và Châu Âu nói chung, thánh kinh Thiên Chúa Giáo là hiến pháp. Họ đi đến tư tưởng phản kháng v́ biết tự đặt cho ḿnh những câu hỏi và t́m câu trả lời cá nhân của ḿnh cho những câu hỏi đó; họ suy tư một cách độc lập, bằng cái đầu của chính ḿnh.


* Trung Tá Alfred Dreyfus khi đă 75 tuổi

Dấn thân chính trị và phản biện là cốt lơi và cũng là định nghĩa của người trí thức. Thực vậy, nếu khái niệm trí thức và những con người trí thức đă có từ rất lâu th́ danh từ "người trí thức" – l'intellectuel - chỉ thực sự xuất hiện trong tiếng Pháp vào cuối thế kỷ 19 cùng với vụ án Dreyfus. Dreyfus là tên một sĩ quan Pháp gốc Do Thái bị buộc tội phản quốc một cách oan ức v́ tinh thần bài Do Thái lúc đó. Một số nhân vật tên tuổi, trong đó có văn hào Emile Zola, đă bất b́nh và lên tiếng bênh vực Dreyfus nhân danh công lư. Họ bị phe chống Dreyfus gọi một cách mỉa mai là những trí thức, les intellectuels, hàm ư là ưa căi lư. Họ đă thản nhiên chấp nhận danh xưng này và tiếp tục bênh vực Dreyfus. Cuộc tranh luận gay go đă kéo dài gần mười năm và cuối cùng họ đă thắng. Từ một thiểu số không đáng kể chống lại cả một chế độ lúc ban đầu họ đă dần dần được hưởng ứng và thuyết phục được dư luận, buộc chính quyền Pháp phải hủy bỏ bản án và phục hồi danh dự cho Dreyfus. Các từ để chỉ người trí thức trong các ngôn ngữ khác đều dịch từ tiếng Pháp, kể cả từ "trí thức" trong tiếng Việt. Từ đó "trí thức" luôn luôn gắn liền với phản biện chính trị, hoặc để chống lại một chính quyền hoặc để chống lại một ư thức hệ thời thượng. Trong tiếng Anh từ intellectual có nghĩa khác nhau tùy theo được dùng như tính từ hay danh từ. Tính từ intellectual khá phổ biến và có nghĩa là trí tuệ, để chỉ những ǵ do trí óc mà có, thí dụ nhưintellectual property có nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ. Danh từintellectual ít được sử dụng và thường có nghĩa là những người không lao động tay chân, những non-manual workers; trong giới hiểu biết nó vẫn giữ ư nghĩa và nguồn gốc Pháp của nó. Tại Việt Nam do sự kiện từ "trí thức" được du nhập trong khi chưa có những người trí thức đúng nghĩa nó dần dần biến chất và thường được dùng để chỉ những người có bằng cấp tương đối cao.


V́ xuất phát từ Pháp nên cuộc tranh luận "thế nào là một người trí thức?" đă sôi nổi nhất tại Pháp. Các nhà tư tưởng của Pháp đă đưa ra nhiều định nghĩa cho người trí thức. Các định nghĩa này không mâu thuẫn với nhau, chúng chỉ nhấn mạnh những điểm khác nhau. Theo J.P. Sartre, người trí thức trước hết là người quan tâm đến những chuyện của xă hội, ngay cả khi cá nhân ḿnh không bị đụng chạm, hàm ư là người dấn thân chính trị. Raymond Aron định nghĩa người trí thức là người sáng tạo ra những ư kiến mới đồng thời cũng là một "khán giả nhập cuộc". Chúng ta sẽ bàn sau về nhận định này. Nhiều người dùng lại định nghĩa con người công chính của Diderot theo đó trí thức là người từ chối sự im lặng đồng lơa và lên tiếng tố giác bất công và tội ác. Albert Camus, giải Nobel văn chương năm 1957, định nghĩa trí thức như là người đứng về phía những người bị trị thay v́ những người thống trị. Nói chung, có một đồng thuận là trí thức phải là người phản kháng hoặc sẵn sàng phản kháng. Không thể khác, chức năng của trí thức là cải thiện và đổi mới, nghĩa là phản bác cái hiện có để cổ vơ cho cái phải có hoặc nên có.


Không nên lẫn lộn "trí thức" với những vai tṛ khác trong xă hội, như học giả, nhà văn, chuyên gia, nhà khoa học v.v. Những người này là trí thức hay không tùy theo họ có hiểu biết về những vấn đề chính trị xă hội và có sẵn sàng lên tiếng hay không. Tư cách trí thức chỉ đặt ra đối với những người có quan tâm chính trị và xă hội. Càng không nên lẫn lộn trí thức với cụm từ Mác-Lênin "lao động trí óc". Hai danh xưng này không chỉ khác nhau mà c̣n đối chọi với nhau. Người trí thức chủ yếu là trí thức ngoài công việc "lao động" hàng ngày, có thể đă nghỉ hưu, thậm chí có thể là trí thức trên giường bệnh hay trong nhà tù. Tôi biết chuyện một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Ḥa trong trại cải tạo sau chiến thắng cộng sản 1975 vẫn tiếp tục tranh luận rằng chủ nghĩa cộng sản là sai cho đến khi bị xử bắn. Anh ta là một trí thức. Một người là trí thức khi quan tâm tới những vấn đề chính trị và xă hội và sẵn sàng phản bác những bất công và vô lư để cổ vơ cho lẽ phải và công lư. Các chế độ cộng sản toàn trị không chấp nhận sự phản kháng, do đó chúng phủ nhận vai tṛ trí thức. Đừng nên quên rằng đă có một thời mà khẩu hiệu của các chế độ cộng sản (không riêng ǵ tại Việt Nam) là "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ". Họ chủ trương tiêu diệt trí thức để tiêu diệt mọi mầm mống chống đối. Đối với họ chỉ có những người lao động, lao động chân tay và lao động trí óc. Chỉ gần đây thôi họ mới thừa nhận sự hiện hữu của các trí thức, nhưng lại đồng hóa trí thức với thành phần lao động trí óc chứ vẫn không nh́n nhận trí thức như một thành phần chính trị và xă hội. (Cũng nên lưu ư một điều là nghị quyết 27 NQ/TW năm 2008 của ĐCSVN định nghĩa trí thức là những người lao động trí óc "có năng lực tư duy độc lập", như vậy cũng gián tiếp nh́n nhận đặc tính phản biện của trí thức). Nhưng cụm từ "lao động trí óc" tự nó đă trở thành vô nghĩa. Ngày nay trong các nước phát triển tuyệt đại đa số công nhân không c̣n làm việc bằng chân tay. Một nhân viên sở thuế, một thư kư ṭa án, một chuyên viên chế tạo các tṛ chơi điện tử, một tài xế đường sắt cao tốc v.v.. đều "lao động trí óc" cả, nhưng không phải v́ thế mà họ là những trí thức. Trí thức là một khái niệm chính trị.


Tóm lại nếu phải định nghĩa người trí thức th́ ta có thể nói: trí thức là những người do được đào tạo hay tự học đă đạt tới một tŕnh độ hiểu biết và lư luận trên trung b́nh, quan tâm tới những vấn đề chính trị và xă hội, suy nghĩ một cách lương thiện, biết tự đặt cho ḿnh những câu hỏi và t́m câu trả lời của ḿnh cho những câu hỏi đó và sẵn sàng thách thức mọi thế lực để bảo vệ quan điểm của ḿnh. Người trí thức phải suy nghĩ một cách độc lập và do đó không thể chấp nhân một sự chỉ đạo tư tưởng nào cả.


C̣n lại vấn đề mà Raymond Aron nêu ra khi ông định nghĩa trí thức như những "khán giả nhập cuộc". Tại sao không là tác nhân, hay diễn viên, mà lại là khán giả? Đó là v́ trong hành động người ta bắt buộc phải thỏa hiệp với thực tế, điều mà trên nguyên tắc người trí thức không thể làm. Các chế độ Bắc Cao Ly và Syria hiện nay là những chế độ tội ác gớm ghiếc nhưng chúng có sức mạnh quân sự và cũng được Nga và Trung Quốc che chở, không thể xóa bỏ chúng một cách dứt khoát và tức khắc. Những người dân chủ Việt Nam và Trung Quốc cũng phải đối đầu các chính quyền hung bạo nhưng đầy phương tiện và được thế giới nh́n nhận. Trừ khi chọn giải pháp bạo lực vừa điên rồ vừa vô vọng họ cũng phải chấp nhận rằng lộ tŕnh dân chủ hóa sẽ phải đi qua những thỏa hiệp giai đoạn. Tuy vậy, thỏa hiệp cũng là hy sinh, dù chỉ là một phần và tạm thời, những đ̣i hỏi chính đáng, do đó mâu thuẫn với thái độ trí thức. Người trí thức có hai chọn lựa. Hoặc không hành động để khỏi phải thỏa hiệp và phát biểu trọn vẹn lập trường của ḿnh, nghĩa là làm một khán giả, nhưng một khán giả nhập cuộc v́ dứt khoát ủng hộ cuộc vận động dân chủ. Hoặc là tham gia vào một tổ chức dân chủ và chấp nhận những thỏa hiệp mà tổ chức bắt buộc phải làm, trong trường hợp này người trí thức nhập cuộc và hành động chỉ là khán giả của những thỏa hiệp. Điều quan trọng là phải ư thức rằng chỉ có tổ chức mới bị bắt buộc và mới có quyền thỏa hiệp; đối với một cá nhân thỏa hiệp là từ bỏ cương vị trí thức và tự đánh mất ḿnh.


Việt Nam có trí thức không?


Chúng ta đang đứng trước sự thách đố xấc xược của một chính quyền tham nhũng trắng trợn chà đạp nhân quyền và xă hội dân sự. Trên thực tế đảng cộng sản cư xử như một lực lượng chiếm đóng áp đặt sự thống trị của họ lên nhân dân Việt Nam. Dấn thân đấu tranh cho dân chủ là mệnh lệnh của lương tâm và phẩm giá, điều này không cần và cũng không thể bàn căi. Người trí thức Việt Nam chỉ có thể là người phản kháng, theo một trong hai chọn lựa vừa tŕnh bày. Nếu hiểu như thế th́ dù nhân nhượng coi trí thức là người trong phần lớn các trường hợp, chứ không cần mọi lúc và mọi nơi, hành xử đúng theo tiêu chuẩn trí thức trên đây, chúng ta vẫn phải nh́n nhận rằng Việt Nam có rất ít trí thức, quá ít để có thể nói tới một tầng lớp trí thức. Người trí thức phải là người dấn thân chính trị nhưng những người dấn thân chính trị quá ít, và trong số những người hoạt động chính trị một tỷ lệ khá lớn cũng không phải là trí thức. Đa số những người mà chúng ta gọi là trí thức thực ra chỉ là những "chuẩn trí thức", nghĩa là những người có kiến thức và khả năng lư luận. Với một cố gắng học hỏi vừa phải họ có thể hiểu biết về chính trị và, nếu dám sống thực nói thẳng, có thể trở thành những người trí thức. Nhưng cố gắng này họ không chịu làm v́ họ có thành kiến là chính trị không cần phải học. Bất cứ ai hễ có quyền lực hoặc có bằng cấp cũng cảm thấy có đủ tư cách để nói về chính trị một cách đầy tự tin.


Thái độ vô lễ với kiến thức chính trị này là một di sản văn hóa và lịch sử. Trong hàng ngh́n năm, giai cấp sĩ, tiền thân của những người được coi hoặc tự coi là trí thức hiện nay, là một loại người vừa vô học vừa vô đạo về mặt chính trị. Họ không phải là trí thức mà c̣n là cái ngược lại của trí thức. Nghị luận đối với họ chỉ là t́m mọi lư lẽ để biện hộ cho trật tự chính trị sẵn có. Đó là những người mà mộng đời là được làm tay sai không điều kiện cho các bạo quyền để hà hiếp và bóc lột những người dân cùng khổ. Họ dành cả cuộc đời để học những kinh điển cũ kỹ không liên quan ǵ tới thực tế và được bổ nhiệm làm quan cai trị sau khi đậu những khóa thi thơ phú. Tŕnh độ hiểu biết về sinh hoạt xă hội của họ c̣n thấp hơn quần chúng. Sau đó là chế độ cộng sản trong đó "tư tưởng chính trị" duy nhất được giảng dạy là chủ nghĩa Mác-Lênin, một chủ nghĩa khủng bố, và trong đó những người có chút kiến thức chỉ có vai tṛ "lao động trí óc", nghĩa là làm những dụng cụ ngoan ngoăn cho chính quyền. Chúng ta không có văn hóa chính trị. Truyền thống chính trị của chúng ta coi làm chính trị chỉ là để làm quan và làm quan không cần kiến thức chính trị v́ chỉ có quyền trên người dân chứ không có trách nhiệm với người dân. Chỉ có "chức quyền" chứ không có "chức trách".
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	diem.jpg
Views:	10
Size:	27.8 KB
ID:	367369
Old 03-19-2012   #2
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Di sản đó c̣n để lại một tật nguyền trí tuệ lớn khác. Đó là phần lớn những người có học vị và địa vị không lư luận một cách lành mạnh. Họ không lư luận để t́m một kết luận đúng mà thường chỉ lư luận để biện hộ cho một kết luận có sẵn. Một nhà khoa học lớn nói rằng người trí thức là người lao động trí óc, không liên hệ ǵ với phản biện. Phát biểu này chứng tỏ rằng ông không hề bỏ thời giờ t́m hiểu thế nào là người trí thức. Ông nói như thế chỉ v́ ông có những lư do khác để không muốn phản biện. Một nhân sĩ có tên tuổi khác tuyên bố rằng không cần phải bỏ vai tṛ lănh đạo của đảng cộng sản đối với trí thức mà chỉ cần nới lỏng. Nhưng làm sao có thể suy nghĩ một cách độc lập và sáng tạo nếu bị "lănh đạo"? Hơn nữa lư do để phải bỏ sợi dây xích tṛng vào cổ trí thức đâu phải v́ nó xiết quá chặt làm đau cổ! Sợi dây xích làm nhục, và làm thui chột trí tuệ, trước khi làm đau. Vị nhân sĩ này nói như thế v́ không muốn bị coi là "chống đảng" với những hậu quả bất lợi. Một vị khác nói rằng người Việt hải ngoại không c̣n thắc mắc về chế độ chính trị tại Việt Nam nữa. Cũng là một phát biểu thực dụng để làm vừa ḷng chính quyền dù hoàn toàn sai. Tác giả bài này đă nhiều lần nhận định rằng chúng ta thiếu một tầng lớp trí thức chính trị. Đó là một cách nói để tránh đụng chạm. Thực ra phải nói một cách ngắn gọn là chúng ta thiếu trí thức bởi v́ trí thức là một khái niệm chính trị. Không có trí thức phi chính trị.


Tại sao Việt Nam lại là Việt Nam như hiện nay?


Chúng ta là một dân tộc cần mẫn với một địa lư thuận lợi, nhưng tại sao thu nhập trung b́nh của một người Việt Nam lại chỉ bằng một phần mười mức trung b́nh thế giới? Chúng ta tự hào có bốn ngh́n năm lịch sử nhưng tại sao Việt Nam lại nằm trong danh sách ít ỏi của các dân tộc chưa có tự do? Tại sao chúng ta phải trải qua ba mươi năm chiến tranh đẫm máu để chỉ chuốc lấy kết quả là nghèo khổ, lạc hậu và độc tài? Cùng một lư do: chúng ta đă không có lănh đạo thông minh, và chúng ta không có lănh đạo thông minh v́ chúng ta thiếu những trí thức đúng nghĩa, trí thức chính trị.




Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: “Đă là trí thức th́ phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xă hội.

Cho nên tôi nghĩ phản biện xă hội là chức năng của trí thức, chứ không phải là chức năng của ai hết"

Và tại sao hiện nay Việt Nam vẫn chưa chuyển động trong khi các dân tộc Trung Đông, Châu Phi, Châu Á dũng cảm đứng lên đ̣i dân chủ? Đó là v́ cuộc đấu tranh đổi đời nào cũng phải do trí thức chủ xướng và lănh đạo. Nhưng chúng ta quá thiếu trí thức. Chúng ta thiếu cái mà một dân tộc không thể thiếu. Trong mọi nước và mọi thời trí thức luôn luôn là đầu tàu của xă hội, và điều này càng đúng trong kỷ nguyên tri thức này.


Giải thích thế nào sự thiếu vắng này? Chắc chắn không phải v́ chúng ta thiếu trí tuệ. Rất nhiều người Việt Nam thừa sức học hỏi để biết dân chủ là ǵ và phải đấu tranh cho dân chủ như thế nào nếu thực sự muốn. Cũng không phải v́ chế độ cộng sản đàn áp quá hung bạo. Thành tŕ của chế độ hiện nay đă đủ rệu ră và các phương tiện truyền thông đă đủ mạnh để người trí thức có thể nói hết những điều ḿnh cần nói. Với một chút thận trọng và khôn ngoan họ cũng có thể kết hợp với nhau thành lực lượng. Vấn đề thực sự chỉ là họ có muốn hay không, nói cách khác họ có phải là những trí thức đúng nghĩa hay không. Vả lại tại hải ngoại có hàng trăm ngàn người tốt nghiệp đại học không hề bị chính quyền cộng sản khống chế nhưng cũng vẫn không có nổi một lực luợng dân chủ có tầm vóc.


Muốn hay không muốn không phải là một vấn đề của lư luận mà là một vấn đề của t́nh cảm và ư chí. Thực tế phũ phàng là đại đa số những người Việt Nam được gọi là trí thức không mấy quan tâm đến đất nước và đồng bào họ. Khó có lư luận nào thuyết phục được họ từ bỏ sự vô cảm này, trừ tiếng nói nội tâm của chính họ.


(tháng 3/2012)


Nguyễn Gia Kiểng
johnnydan9_is_offline  
Old 03-19-2012   #3
jfkkfc
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Jun 2007
Posts: 2,831
Thanks: 204
Thanked 132 Times in 88 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 20
jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4jfkkfc Reputation Uy Tín Level 4
Default

trí thức là một khái niệm chính trị?
jfkkfc_is_offline  
Old 03-19-2012   #4
3dungvemcondo
Banned
 
Join Date: Feb 2012
Posts: 2,649
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 0
3dungvemcondo Reputation Uy Tín Level 1
Default

phản biện xă hội ????????????????
Đă là trí thức th́ phải là người có tầm????????????????? ???
một lực luợng dân chủ có tầm vóc.???????????????? ??????
đmẹ văn chương siêu quá, khủng và choáng luôn đếch hiểu muốn ǵ nửa
3dungvemcondo_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07405 seconds with 14 queries