(Nguoiduatin.vn) – Một nông dân trong lúc cày ruộng đă phát hiện được một chiếc chậu gốm cổ. Theo nhận định của một chuyên gia về đồ cổ, đây là một sản phẩm nghệ thuật có niên đại từ cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15.
Ngày 12/3, trong khi đang cày đất trồng màu, gia đ́nh ông Nguyễn Sỹ Tuấn ở xă Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bất ngờ phát hiện một chiếc chậu gốm nằm ở độ sâu dưới ḷng đất khoảng 30cm. Theo quan sát của PV, chậu gốm có men màu trắng ngà, rạn chân chim, bóng mịn, cao 28cm, đường kính miệng 28cm, đường kính đáy 19cm, nặng khoảng 3-4kg và vẫn c̣n nguyên vẹn.
Ông Tuấn bên chiếc chậu gốm cổ. Ảnh: B.K
Sau khi được lau chùi, chiếc b́nh trở nên bong loáng hẳn, ông Tuấn đă trưng bày đồ vật này lên tủ để mọi người đến chiêm ngưỡng. Có một số người hỏi mua, nhưng ông Tuấn không bán, để lại làm kỷ niệm.
Theo ông Hồ Bách Khoa - người đă có hàng chục năm nghiên cứu mảng di sản, cổ vật, th́ đây là chiếc chậu gốm cổ đặc biệt quư hiếm với kích cỡ khá lớn được phát hiện từ trước đến nay và cũng là lần đầu tiên được phát hiện tại vùng đất Hà Tĩnh. Khả năng chậu gốm này xuất hiện vào khung niên đại khoảng cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, cuối thời nhà Trần, đầu nhà Lê.
Lê Linh - nguoiduatin