(Đất Việt) “Khi có tiền như họ, bạn sẽ làm ǵ?”, câu hỏi này được một số bạn đọc bày tỏ trên báo Đất Việt, đă gợi mở một vấn đề không nhỏ khi lư giải v́ sao các đại gia sẵn sàng chi cả triệu USD để tổ chức một đám cưới rềnh rang cho con.
Khi mới đón nhận thông tin, chê trách là ư nghĩ đầu tiên tôi dành cho hai nữ đại gia này. Tuy nhiên, khi đọc câu hỏi: “Khi có tiền như họ, bạn sẽ làm ǵ?”, cứ ám ảnh tôi măi. Đến giờ, tôi cũng chưa biết ḿnh sẽ làm ǵ nếu có được số tiền lớn như thế.
1. V́ sự cào bằng nên người ta sẵn sàng chấp nhận “xấu đều hơn tốt lỏi”, v́ thế đă từng có những giai thoại thời bao cấp, có nhà muốn ăn thịt gà cũng phải dùng kéo để không phát ra tiếng chặt, hoặc cả nhà phải chui vào trong màn ngồi ăn. Trong cuốn “Người Việt thói hư tật xấu” do nhà phê b́nh Vương Trí Nhàn biên soạn có đề cập đến nhiều thói xấu cố hữu của người Việt, trong đó có thói xấu đố kỵ, ganh ghét. Không có nhiều tiền mà phán xét cách tiêu tiền của người giàu có khi bị coi là đố kỵ. Do đó, không lên án hay cổ vũ cho cách tiêu tiền của hai nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền và Nguyễn Thị Liễu, mà chỉ xin bàn về cách ứng xử với đồng tiền (chính đáng) mà mỗi cá nhân kiếm được.
Thời kỳ ăn con gà mà lén lút như buôn bạc giả đă qua rồi. Thậm chí, khi thương trường là chiến trường, doanh nhân c̣n được coi là chiến sĩ trên tuyến đầu. Ai kiếm được tiền cứ việc tiêu, người ta tự quyết định về đồng tiền chính đáng của ḿnh.
Sự khoe giàu ở khía cạnh tích cực, đó là người doanh nhân đă tự tin khẳng định nỗ lực cá nhân, sự tài trí, giỏi giang, quyết đoán. Khẳng định sự tin tưởng vào chính sách khuyến khích mọi cá nhân làm giàu của Nhà nước thay v́ nơm nớp lo sợ như một thời không xa.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bgchinhtri/20120309/dam%20cuoi.jpg)
Đám cưới triệu đô ở Hà Tĩnh, cô dâu và chú rể đeo gần 60 cây vàng trên cổ đang gây xôn xao dư luận.
2. Người châu Á, nhất là người Việt, thường có khuynh hướng giấu ḿnh, giấu cái tôi trong cái ta; người Âu ngược lại, thường khẳng định cái tôi cá nhân, kể cả qua cách tiêu tiền. Tuy nhiên, gần đây, người Việt dần thay đổi cách suy nghĩ, cách ứng xử với đồng tiền ḿnh kiếm được. Người ta bắt đầu không ngại khoe những đồng tiền ḿnh kiếm được, không ngại khoe giàu. Trong một chừng mực nhất định, việc tiêu tiền, việc xă hội tiêu dùng phát triển cũng là một động lực thúc đẩy sự phát triển, sự sáng tạo của xă hội, nhất là thúc đẩy kinh tế phát triển.
Không có một khung phép chuẩn mực nào về cách tiêu tiền. Người ta có quyền tự định đoạt đồng tiền của ḿnh, dĩ nhiên, nếu đó là những đồng tiền chính đáng. Cách tiêu tiền của cả hai nữ đại gia đều không vi phạm pháp luật lẫn đạo đức. Vậy th́ sự phản ứng của dư luận, phải chăng đó là cách tiêu của họ chưa phù hợp với những chuẩn mực (một khái niệm mơ hồ) chung của xă hội?
Xin giải thích bằng một minh chứng, cách đây ít năm, cả nước đă từng xôn xao bàn tán việc một đại gia đă bỏ tới 600 triệu đồng trong một cuộc đấu giá trên VTV1 để mua một tấm thiếp chúc mừng năm mới (một hành động rất b́nh thường ở thời điểm này). Người ta bàn tán v́ sự giàu có, và cho rằng đại gia này thừa tiền, thích chơi trội. Hầu như không ai chú ư tới mục đích rất tốt đẹp và nhân văn, khoản tiền ấy là để dành ủng hộ cho Quỹ V́ người nghèo. Thậm chí, nếu có nghĩ đến th́ người ta cho rằng đại gia này làm từ thiện là để tích đức bù đắp cho việc làm ăn chụp giựt trước đó!
3. Báo chí và rất nhiều nhà hoạt động xă hội, nhà hoạch định chính sách đă và đang bày tỏ sự giàu lên một cách đột ngột của một bộ phận không nhỏ nông dân, nhất là người dân ven các đô thị lớn, nhờ vào tiền bồi thường ruộng đất bị thu hồi trong quá tŕnh phát triển đô thị, công nghiệp. Từ một người chạy ăn từng bữa, sau một đêm cầm trong tay hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng, không kịp học cả cách tiêu tiền. V́ thế, mới có chuyện đua nhau xây nhà lầu, mua sắm xe cộ, đồ dùng đắt tiền. Chỉ chơi và nghĩ cách tiêu tiền mà không nghĩ chuyện làm ăn, đầu tư nên hậu quả là “miệng ăn núi lở”, ít năm sau, khi tiền cạn, sống trong những ngôi nhà nguy nga tráng lệ nhưng lại phải lo chạy ăn từng bữa.
Bất cứ việc ǵ, kể cả chơi cũng phải học để chơi cho đúng cách. Tôi phải thừa nhận rằng ḿnh không có đủ kiên nhẫn để ngồi trong Nhà hát Lớn nghe hết một buổi ḥa nhạc cổ điển mặc dù biết rằng đó là món ăn tinh thần cao cấp. Nhưng tôi đủ can đảm để đứng dậy ra về. Dám chắc rằng có rất nhiều người trong khán pḥng, như đang chịu cực h́nh nhưng vẫn cố ngồi để chứng tỏ ḿnh biết... thưởng thức nghệ thuật.
Khoe mẽ dưới chiếc áo nhân từ
Bà Nguyễn Thị Liễu cho rằng: Đó là t́nh yêu thương dành cho con, không muốn con thua sút, khổ cực. Và việc tổ chức đám cưới này như một món quà cưới ư nghĩa mà mẹ dành cho con trai của ḿnh. Nhưng nhiều người nghĩ việc bà tổ chức đám cưới cho con là cách chơi ngông, lấy tiếng khi có quá nhiều tiền nhưng không biết sử dụng đồng tiền đúng cách.
Bà nói, việc mời ca sỹ về vừa là phục vụ đám cưới vừa phục vụ bà con hàng xóm. Nếu thật sự tốt với quê hương, cḥm xóm sao bà không liên hệ với lănh đạo địa phương tổ chức ca nhạc ở sân vận động một cách đàng hoàng cho bà con xem thay v́ chen lấn vừa xem hát ḥ vừa xem ăn nhậu?
ducdungpress@gmail.c om
Đ̣i hỏi ǵ ở họ?
Việc bà Nguyễn Thị Liễu tổ chức đám cưới cho con trai với số tiền có thể lên đến 25 tỷ đồng th́ với người dân nghèo, với tầng lớp trung lưu đó là số tiền quá lớn. Tâm lư dân Việt, không riêng cưới xin mà trong bất cứ lễ lạt trọng đại nào, dù nghèo cũng cố mà tổ chức bằng bạn bằng bè. Vậy họ giàu như thế chẳng lẽ không được quyền tổ chức hoành tráng cho con cái?
Nhiều người cho rằng việc tổ chức đám cưới như thế là lăng phí, sao không dùng để làm từ thiện? Được biết, số tiền mừng đám cưới của gia chủ sẽ làm từ thiện, đó là điều đáng mừng. Thế nên không nên đ̣i hỏi quá nhiều ở họ. - Doăn Ḥa (Đô Lương, Nghệ An)
Sự bế tắc trong chi tiêu
Mọi người đều có quyền quyết định cách chi tiêu những đồng tiền do công sức lao động của ḿnh kiếm được. Thế nhưng, qua dư luận xôn xao về việc tổ chức hai đám cưới bạc tỷ gần đây cho thấy họ đang loay hoay xoay xở..., thậm chí là bế tắc trong việc t́m ra những lư do hợp lư để tiêu những khoản tiền đó. Nó có thể dẫn đến những hậu quả xă hội không tốt như cổ vũ cho lối sống hưởng thụ, lăng phí... góp phần phân hóa sự giàu nghèo. - Nguyễn Hiền (TP.HCM)
TS Nguyễn Văn Vịnh (Viện Nghiên cứu Xă hội & phát triển)