Ngày 1/2, tờ Apple Daily của Hồng Kông đã xuất bản một trang quảng cáo gây tranh cãi, yêu cầu chính quyền địa phương ngăn cản phụ nữ đại lục mang thai xâm nhập vào đặc khu hành chính Hồng Kông để sinh con. Điều này đã gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc.
Vụ việc xảy đến giữa khi tranh chấp nhau giữa người dân hai khu vực đại lục và Hồng Kong, phản ánh nỗi ám ảnh đại lục ngày càng tăng ở Hồng Kông và cuộc tranh luận chưa có hồi kết về bản sắc dân tộc.
Trang quảng cáo gây tranh cãi đăng trên báo Hồng Kông.
Quảng cáo được in trên nguyên một trang khổ lớn, có hình một con châu chấu khổng lồ đậu trên vách đá với hình ảnh đô thị Hồng Kông ở phía xa xa, bên cạnh đó là tiêu đề: "Bạn có muốn Hồng Kông phải trả 1 triệu đô mỗi 18 phút để sinh ra những đứa trẻ mà cha mẹ chúng không phải là dân thường trú ở đây?".
Quảng cáo này tuyên bố, thêm rằng người ta đã chịu đựng cơn sốt về sữa bột trẻ em an toàn, những tua du lịch tự túc và những nguồn giáo dục tiên tiến của những người đại lục.
Hãy tôn trọng văn hóa địa phương khi bạn đến Hồng Kông, yêu cầu chính quyền địa phương sửa đổi luật để ngăn chặn phụ nữ đại lục có thai tràn vào đây.
Trang quảng cáo lập tức gây ra những cuộc tranh luận nóng bỏng sau khi được truyền đi bởi các blogger tiểu blog. Một trong các tiêu đề này trên Sina Weibo đã được tái đăng tới 97.000 lần và nhận được hơn 30.000 ý kiến phản hồi.
Ông Yu Wai-kam, một giáo sư khoa công tác xã hội trường Đại học Baptist Hồng Kông, nói với Global Times nói: "Sự tức giận hàm chứa trong quảng cáo này có thể được hiểu rằng sự tràn vào của những phụ nữ đại lục mang thai làm lãng phí nguồn lực y tế địa phương. Tuy nhiên, việc mô tả những người đồng hương của mình như châu chấu đơn giản là một sai lầm. Nó không đại diện cho đa số người Hồng Kông”.
Trang quảng cáo gây tranh cãi được đưa ra khoảng hai tuần sau khi một giáo sư Đại học Bắc Kinh tên Kong Qingdong làm dấy lên làn sóng bất mãn mạnh mẽ ở Hồng Kông bằng những nhận xét gây tranh cãi của mình.
Ngày 19/1, khi bình luận về một quảng cáo trong đó một cô gái đại lục bị người Hồng Kông chê cười bởi thói quen ăn uống trên tàu điện ngầm, ông Kong đã gọi người Hồng Kông là "những con chó của đế quốc Anh". Đến ngày, 31/1, ông Peng Qinghua, Giám đốc Văn phòng Liên lạc của Chính phủ nhân dân Trung ương tại đặc khu Hồng Kông, đã bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về lời nói của giáo sư Kong.
Hãng tin AFP đưa tin, một cuộc khảo sát gần đây của Đại học Hong Kong cho thấy hơn 79% người Hồng Kông tự xác định mình là người Hồng Kông thay vì người Trung Quốc. Phần đa trong số đó tự nhận mình là "người châu Á" thay vì là công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Trong những năm gần đây, nhiều bà mẹ đến từ đại lục đã chọn cách sinh con tại Hồng Kông để con cái của họ được cấp quyền cư trú vĩnh viễn. Những đứa trẻ này sẽ được hưởng các phúc lợi và lợi ích giáo dục cũng như y tế như trẻ em địa phương.
Hoàng Tuấn - NDT