Thời gian phục vụ, chu kỳ hoạt động của mỗi tàu đổ bộ Mỹ là những điều ít biết với nhiều người.
Chu kỳ hoạt động
Số lượng tàu đổ bộ sẵn có cho các hoạt động, chiến dịch không tương đồng với số lượng có trong Hải quân Mỹ.
Tại bất cứ thời điểm nào, một số tàu sẽ được triển khai, trong khi số c̣n lại sẽ nằm trong các giai đoạn khác nhau của bảo dưỡng hoặc huấn luyện.
Theo Kế hoạch của Hải quân Mỹ, tàu đổ bộ ở Mỹ sẽ trải qua thời chu kỳ hoạt động khoảng 117 tuần (27 tháng) và chia làm 5 giai đoạn: bảo dưỡng, đào tạo cơ bản, đạo tạo nâng cao - tích hợp, triển khai và duy tŕ đáp ứng. Trải qua 5 giai đoạn, chu kỳ sẽ lặp lại.
Tuy nhiên, thời gian thực tế cho mỗi giai đoạn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của con tàu, mức độ huấn luyện của thuyền viên và nhiệm vụ mà tàu được triển khai.
Trong báo cáo của Cục Ngân sách Liên bang Mỹ, chu kỳ này được phân bố tướng đối như sau: Bảo dưỡng từ 10-17 tuần, huấn luyện cơ bản khoảng 20 tuần, nâng cao 14 tuần, triển khai 26 tuần và duy tŕ đáp ứng là 40-47 tuần.
Bảo dưỡng tại một cảng chiến lược là giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho tàu đổ bộ trước khi tham gia bất kỳ nhiệm vụ, chiến dịch nào.
Trong giai đoạn bảo dưỡng, thủy thủ đoàn hoặc đội sửa chữa (hoặc cả 2) sẽ đảm bảo điều kiện vật lư của tàu sẵn sàng cho huấn luyện và triển khai.
Giai đoạn tiếp theo sẽ chuẩn bị cho thủy thủ đoàn cho việc hoạt động tàu.
Việc huấn luyện nâng cao là việc đưa tàu ra tập luyện chung với tàu khác, đảm bảo hoạt động nhóm.
Đến khi được triển khai, các tàu sẽ nằm dưới sự điều khiển của chỉ huy chiến dịch khu vực.
Cuối cùng, giai đoạn duy tŕ đáp ứng là việc tàu trở về sau giai đoạn triển khai nhưng các điều kiện vật lư và thủy thủ đoàn được duy tŕ sẵn sàng, thường trực ở mức độ cao trong trường hợp tàu cần triển khai lần nữa.
Huấn luyện thủy thủ đoàn là yêu cầu bắt buộc đảm bảo có thể thực hiện các nhiệm vụ cần thiết của tàu đổ bộ.
Hai giai đoạn bảo dưỡng và duy tŕ đáp ứng phụ thuộc vào lớp tàu khác nhau. Nếu tàu cần nhiều thời gian bảo dưỡng hơn th́ sẽ dành ít thời gian cho duy tŕ tích cực, v́ vậy, tổng cộng chu kỳ hoạt động đều là 117 tuần.
Chu kỳ hoạt động của 4 tàu đổ bộ của Mỹ đồn trú tại Nhật Bản ngắn hơn, chỉ 104 tuần hoặc 24 tháng. Đối với lực lượng này, thời gian bảo dưỡng là 11-15 tuần, c̣n lại là từ 89-93 tuần triển khai.
Sự khác biệt về thời gian triển khai nhiệm vụ dài và ít chế độ huấn luyện riêng biệt v́ chúng được kỳ vọng duy tŕ trạng thái sẵn sàng. Ngay cả trong thời kỳ bảo dưỡng, điều kiện vật lư của tàu được duy tŕ để nó có thể thực hiện nhiệm vụ trong ṿng 30 ngày.
Theo kế hoạch, lực lượng tàu đổ bộ gồm 30 tàu, trong đó có 9 tàu đă triển khai, 10 tàu sẵn sàng để triển khai trong ṿng 30 ngày, 3 tàu có khả năng thực hiện trong 90 ngày.
Bạn đồng hành của tàu đổ bộ
Bên cạnh lực lượng tàu đổ bộ tham gia vào các hoạt động chuyên chở, c̣n một người bạn đồng hành không thể thiếu nhưng ít được biết tới là đội tàu hỗ trợ hậu tuyến hải quân MPV.
Hiện tại, Hải quân Mỹ có 16 tàu MPV được tổ chức thành ba liên đội với số lượng khoảng 5-6 tàu/đội.
Mỗi liên đội có thể chuyên chở phương tiện, trang thiết bị và tiếp tế để duy tŕ hoạt động cho một lữ đoàn viễn chinh Thủy quân lục chiến trong ṿng 30 ngày.
Lực lượng MPV nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy Thông vận, trực thuộc Hải quân. Toàn bộ 16 chiếc đang được triển khai tại các cảng ở Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và phía Tây Thái B́nh Dương.
Tàu MPV số hiệu USNS 2nd Lt. John P. Bobo bỏ neo trên hành tŕnh tới Căn cứ Pier Marathi NATO Pier ở vịnh Souda.
Không giống như tàu đổ bộ, các tàu MPV không hề có khả năng pḥng thủ, không chở quân và không có khả năng tiến công.
Chính v́ vậy, tàu chỉ hoạt động khi khu vực cảng cập bến đă được đảm bảo an toàn để dỡ hàng cũng như chuẩn bị trang thiết bị, sân bay… để lính thủy đánh bộ lấy các thiết bị cần thiết và thành lập đội h́nh chiến đấu.
Dù tàu MPV tham gia vào nhiều chiến dịch, hoạt động khác nhau, nhưng thông thường mục đích chính là hỗ trợ cho các lực lượng đợt hai, triển khai vào chiến trường sau khi lực lượng tiến công do tàu đổ bộ chuyên chở đă đảm bảo an ninh khu vực mục tiêu.
Mạnh Thắng(ĐVO)