Đến hẹn lại lên, mỗi năm Tết đến Xuân về, người Việt lại tất bật, rộn ràng t́m "hơi ấm" Tết Nguyên Đán quê hương ở xứ người.
Tết là một nét đẹp mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc, là dịp để người Việt gặp gỡ chia sẻ, gắn bó với nhau hơn.
"Xuân này con không về"
Nguyễn Thanh Trà, sinh viên của Học viện quốc gia về khoa học ứng dụng (INSA) tại thành phố Rennes (Pháp) cho biết: Ở thành phố Rennes hiện có khoảng 400 sinh viên, rải đều ở các cấp học từ đại học đến cao học và nghiên cứu sinh - tiến sĩ, cùng khá nhiều người Việt kiều sống lâu năm. Chưa kể, năm nào cũng vậy, đều có khoảng 100 gương mặt mới đến và đều trải qua cái cảm giác "Xuân này con không về"...
Poster "Chào xuân Nhâm Th́n 2012" của Hội sinh viên tại thành phố Rennes.
"Tết Nguyên Đán năm nay đến sớm, rơi vào dịp sinh viên đang thi học ḱ. Mặc dù vẫn suốt ngày ôn thi ráo riết, tất bật bài vở trường lớp, các bạn sinh viên vẫn không quên dành thời gian diễn tập văn nghệ và đi chợ búa mua đồ về để chuẩn bị các món ăn cho ngày Hội Tết 'Chào xuân Nhâm Th́n', ngày hội này do Hội Sinh viên tổ chức, nhằm tạo không khí đón Tết đầm ấm vui vẻ cho các bạn sinh viên du học, cho vơi bớt cảm giác nhớ nhà", Thanh Trà chia sẻ.
Cũng theo chàng du học sinh Việt này, vào thời khắc chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới này, rất nhiều bạn sinh viên nghẹn ngào bật khóc v́ lần đầu đón Tết ở xứ người và chưa quen cảnh xung quanh ḿnh lẽ ra phải là những người thân thương ruột thịt, đằng này đều là những người lạ, người nước ngoài. Nhất là đêm giao thừa, đây là đêm nhiều cảm xúc nhất và dễ lấy nước mắt của các bạn du học sinh nhất!
Trà thông tin, hiện Hội Hội sinh viên tại thành phố Rennes đă đưa poster "Chào xuân Nhâm Th́n 2012" (Bonne année du Dragon), vé Tết và chương tŕnh văn nghệ khá công phu cùng tiệc ẩm thực do các bạn sinh viên "tự biên tự diễn", dự kiến tổ chức vào 16h ngày 28/1 này.
Trong khi đó, Hải An, một du học sinh Việt ở Moscow (Nga) bày tỏ: "Để giữ lửa Tết truyền thống của ḿnh, đêm giao thừa, các bạn sinh viên và nhiều gia đ́nh người Việt thường có thói quen tràn ra ngoài đường hái lộc - những cành táo khẳng khiu - mang về kư túc xá và nhiều ngày sau, nó cũng đơm hoa kết trái, cứ như đào, mai quê nhà".
Chộn rộn không khí Tết
Nếu trước đây, để t́m được những đặc sản Tết Việt ở xứ người là điều rất khó th́ nay "cái ǵ cũng có". Anh T., quê Nam Định, đang buôn bán tại Khu chợ châu Á tại Komarno (Slovakia), cho biết, dưa hành, củ kiệu, cà muối, bánh chưng, gị chả, nếp cái hoa vàng, măng lưỡi lợn, mứt tết... sẵn như ở Việt Nam, nhưng giá “chat” hơn nhiều lần, nhưng gia đ́nh nào cũng cố mua bằng được, để con cái biết và nhớ Tết quê nhà. “Năm nào cũng vậy, gia đ́nh tôi đều ngồi gói bánh trưng và lúc nấu bánh là vui nhất v́ lại… chộn rộn nhớ quê”, anh T. nói.
Dưa hành, củ kiệu, cà muối, bánh chưng, gị chả... đều sẵn như ở Việt Nam.
Ông Tiêu và vợ là bà Lan, mới qua Las Vegas (Mỹ) đoàn tụ với các con, nói: “Không khí Tết giống như ở bên nhà, chợ hoa th́ đủ loại, hoa thật, hoa giả khó mà phân biệt, hoa nào cũng đẹp hết". Bà Lan cũng cho biết: “Qua đây, vô chợ nào cũng có đủ mứt bánh, mà giá cả tương đối dễ mua, c̣n hoa quá là nhiều, nhất là hoa Lan. Tôi thấy nhiều chậu hoa Mai, hoa Đào đầy nụ, có lẽ sẽ trổ bông đúng ngày mùng một Tết. Tôi rất thích hoa Lan, có nhiều loại tôi chưa thấy bao giờ nên chắc cũng phải mua vài chậu về cho các cháu chưng trong mấy ngày Tết”.
Theo t́m hiểu, ngay từ những ngày đầu tháng 1, khu Little Saigon đă rộn ràng bà con sắm Tết. Thương xá Phước Lộc Thọ lúc nào cũng nập người đi chợ hoa Tết, rồi kéo vào tham gia cuộc thi "Gói bánh chưng". "Chúng cháu rất thích không khí Tết của người Việt ḿnh. Chúng cháu c̣n trẻ nên chưa hiểu hết ư nghĩa của ngày Tết, nhưng thấy bà con tổ chức thi gói bánh chưng, bánh tét rất hay, giúp người trẻ chúng cháu hiểu được phong tục của người Việt”, một bạn trẻ Việt bộc bạch.
BDV