Ông Trần Ngọc Vinh - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Pḥng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trả lời phỏng vấn PV Báo NTNN.
“Sẽ yêu cầu UBND huyện Tiên Lăng báo cáo sự việc”
Với vai tṛ giám sát của một đại biểu Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lăng ngày 5.1 vừa qua?
- Cho đến nay, tôi mới chỉ biết về vụ việc này qua các phương tiện thông tin đại chúng chứ chưa nhận được báo cáo cụ thể của UBND huyện Tiên Lăng cũng như các cơ quan hữu quan của thành phố.
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Pḥng đă có kế hoạch yêu cầu UBND huyện và các ngành báo cáo cụ thể về nội dung sự việc. Tuy nhiên, sơ bộ có thể đánh giá sự việc đă xảy ra là rất đáng tiếc, tạo ra dư luận không tốt.
![](http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/baogiay2/12_3_tran-Ngoc-Vinh.JPG) |
Ông Trần Ngọc Vinh (trái) trả lời phỏng vấn của phóng viên NTNN.
|
Điều này chứng tỏ công tác chuẩn bị, khâu nắm t́nh h́nh chưa sâu, chưa lường hết những t́nh huống xấu. Việc thu hồi đất phải làm đúng tŕnh tự pháp luật, phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, cuối cùng mới phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Cưỡng chế phải đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại cho dân và bảo đảm an toàn an ninh trật tự nói chung. Nếu chính quyền địa phương tiến hành công tác này thật thận trọng th́ đă không để xảy ra hậu quả gây thiệt hại cho cán bộ thực thi nhiệm vụ cũng như đẩy người dân vào ṿng lao lư.
Nếu chính quyền địa phương tiến hành công tác này thật thận trọng th́ đă không để xảy ra hậu quả gây thiệt hại cho cán bộ thực thi nhiệm vụ cũng như đẩy người dân vào ṿng lao lư. Ông Trần Ngọc Vinh
Cũng cần nhấn mạnh một điều, người dân khi đ̣i hỏi quyền lợi của ḿnh nhất thiết phải tuân thủ pháp luật, phải kiềm chế, không được manh động, liều lĩnh gây hại cho người thi hành công vụ.
Cơ quan của Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Pḥng có trụ sở trên địa bàn thành phố luôn sẵn sàng tiếp nhận đơn và giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Hàng tuần, chúng tôi đều bố trí một buổi để đại biểu Quốc hội tiếp dân, ngày nào cũng bố trí cán bộ thường trực tại trụ sở pḥng tiếp dân để nhận đơn thư.
Trong nhiều năm qua, Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Pḥng đă nhận được rất nhiều đơn thư của công dân yêu cầu giúp đỡ, nhất là các nội dung có liên quan đến đất đai, đền bù, giải tỏa... Sau khi nhận đơn, chúng tôi có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết, cử cán bộ giám sát và đôn đốc việc giải quyết, trả lời đơn của các cơ quan chức năng đối với kiến nghị của công dân. Nhưng rất tiếc, cho đến nay chúng tôi chưa hề nhận được đơn của các hộ dân của Tiên Lăng trong vụ cưỡng chế này.
Được biết, ông vừa được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia TP.Hải Pḥng, với tư cách là một chuyên gia luật, ông có cho rằng, việc phá hủy 2 căn nhà, trong đó có căn nhà xây kiên cố 2 tầng của các hộ dân tại Tiên Lăng là vượt quá giới hạn của cưỡng chế thu hồi đất, có dấu hiệu của một vụ án hủy hoại tài sản công dân hay không?
- Để làm rơ vấn đề này, cần xác định những căn nhà đó được xây dựng như thế nào, có xin phép địa phương không? Nếu địa phương đă cho phép xây dựng th́ đó là tài sản hợp pháp của người dân cần được bảo vệ. C̣n nếu trước đây người dân tự ư xây dựng không xin phép th́ chính quyền địa phương phải xử lư hành vi xây dựng trái phép và tháo dỡ công tŕnh xây dựng trái phép ngay từ khi người dân có hành vi xây dựng trái phép.
Sửa đổi Luật Đất đai là rất cần thiết...
Qua vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lăng cho thấy Luật Đất đai hiện hành đă và đang bộc lộ nhiều bất cập, trong đó vấn đề “cộm” nhất là giao quyền phán xét cho chính quyền địa phương sau khi thu hồi đất của dân có thể cho hoặc không cho người đó được tiếp tục thuê đất, gây hoang mang, lo lắng, tạo mảnh đất cho tiêu cực, tham nhũng nảy sinh. Ư kiến của ông với tư cách một Đại biểu Quốc hội về vấn đề này như thế nào?
Chỉ rút kinh nghiệm?
Chiều 13.1, trao đổi với phóng viên NTNN về hướng xử lư vụ cưỡng chế thu hồi đất gây hậu quả nghiêm trọng ở huyện Tiên Lăng, ông Phạm Hữu Thư - Chánh Văn pḥng- người phát ngôn của UBND TP.Hải Pḥng nói: Thành phố sẽ chỉ đạo UBND huyện Tiên Lăng và các ngành kiểm điểm, rà soát lại toàn bộ sự việc, quy tŕnh thu hồi đất giao đất, nếu có sai sót th́ phải rút kinh nghiệm. Ai sai, sai đến đâu th́ phải chịu trách nhiệm đến đó. Một lần nữa, ông Thư đề nghị báo chí cần lên án hành vi vi phạm pháp luật, chống người thi hành công vụ, bảo vệ pháp chế xă hội chủ nghĩa, giúp cho địa phương ổn định t́nh h́nh.
- Đúng là Luật Đất đai hiện nay có nhiều bất cập, v́ thế mà người dân đi kiện mới đông như vậy (75% số đơn thư mà Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Pḥng nhận được là về lĩnh vực đất đai).
Hiện nay, khi thời hạn giao đất theo Nghị định 64 (giao đất nông nghiệp 20 năm 1993-2013) đă sắp hết th́ việc xác định chia đất cho nông dân như thế nào đang là câu hỏi lớn nhất được đặt ra.
Trong suốt 20 năm qua, sau khi các hộ được giao đất theo hộ, theo nhân khẩu, thực tế đă biến đổi theo nhiều chiều khác nhau. Có hộ, số nhân khẩu tăng lên cũng chưa được điều chỉnh tăng diện tích giao đất.
Ngược lại, có hộ
gia đ́nh con cái đi thoát ly, người già đă chết, nhân khẩu tại địa phương giảm nhưng cũng không điều chỉnh giảm.
Chính v́ vậy, việc sửa đổi luật là hết sức cần thiết nhưng cần được tiến hành hết sức thận trọng, nghiên cứu sâu, tỷ mỷ để đưa ra quyết định sửa đổi cho phù hợp. Hiện nay, Chính phủ đă giao cho các đoàn công tác khảo sát thực tế t́nh h́nh sử dụng đất tại các địa phương để báo cáo cụ thể.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Thị Hải (thực hiện)