Cụ rùa Hồ Gươm, cá sấu sổng chuồng, rắn "có chân" hay phát hiện loài động vật "hóa thạch 11 triệu năm"... đều thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận.
Có lẽ chưa năm nào, những sự kiện liên quan đến... động vật lại hot như năm "con mèo" 2011. Từ việc liên quan đến cụ rùa làm xôn xao dư luận cả nước, đến những thông tin liên quan đến 2 chú cá sấu sổng chuồng làm dân t́nh hốt hoảng... đều thành các chủ đề rất hot trên mặt báo.
Cụ rùa Hồ Gươm
Được coi là một trong những biểu tượng của Thủ Đô, những thông tin về cụ rùa Hồ Gươm luôn luôn được dư luận quan tâm. Từ việc cụ nổi lên mặt nước cũng được cho là một điềm may và thu hút sự chú ư của hàng trăm người hiếu kỳ.
Tuy nhiên, sự việc khiến rùa Hồ Gươm trở thành một trong những đề tài hot nhất trên khắp các phương tiện truyền thông cả nước bắt nguồn từ việc rùa nổi liên tục với những vết thương lở loét toàn thân vào khoảng cuối năm ngoái. Ngay lập tức, dư luận, các nhà khoa học thậm chí cả các cơ quan chức năng đều vào cuộc bàn bạc, lập phương án cứu chữa "cụ rùa".
Rất nhiều các cuộc hội thảo với những ư kiến tranh căi nảy lửa liên quan đến cụ rùa diễn ra. Từ việc có hay chăng 2 cụ rùa hồ Gươm, nguyên nhân cụ thể nào ảnh hưởng đến sức khỏe của cụ, phương án nào tối ưu để giúp cụ chữa bệnh đến việc cậy nhờ những chuyên gia nước ngoài để giúp cụ hồi phục sức khỏe...
Cụ rùa Hồ Gươm xuất hiện với những vết thương lở loét.
H́nh ảnh cụ rùa được điều trị trong bể dưỡng.
Khi những phương án cứu cụ rùa được vạch ra, một đội ngũ nhân viên trong đó có nhiều nhà khoa học cốt cán chỉ đạo thực hiện một kế hoạch tổng thể dài hơi: Cải tạo môi trường sống, xây dựng bờ kè, tiến hành vây bắt, thực hiện chữa trị, chăm sóc hồi phục và thả về môi trường tự nhiên....
Kế hoạch diễn ra trong nhiều tháng trời và mỗi một động thái lại thu hút hàng trăm người dân tụ tập theo dơi. Đài báo, truyền h́nh cũng thực hiện tường thuật trực tiếp những sự kiện này.
Đến khoảng giữa tháng 7/2011, cụ rùa đă được chữa trị vết thương và thả lại về môi trường sống. Tuy nhiên, ngay cả thời điểm này, sự xuất hiện của cụ vẫn luôn là chủ đề "hot", thu hút nhiều sự quan tâm trong dư luận cả nước.
"Hóa thạch 11 triệu năm"... sống lại
Vào đầu tháng 9 vừa qua, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dă quốc tế (FFI) đă phát hiện loài thú mang tên khoa học Laonastes aenigmamus (Jenkins, Kilpatrick, Robinson, Timmins, 2005), hay c̣n gọi là chuột đá, được cho là đă tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm, vẫn c̣n... sống sờ sờ ở Quảng B́nh, Việt Nam.
Thông tin này ngay lập tức thu hút sự chú ư của đông đảo dư luận và nhất là các nhà khoa học. "Đó là một may mắn cho những ai quan tâm nghiên cứu về lịch sử tiến hóa của động vật và đặc biệt của nhóm động vật này. Qua t́m hiểu về h́nh thái của chúng so với các hóa thạch, t́m hiểu về tập tính và điều kiện sống của nó chắc sẽ cho nhiều hiểu biết thú vị.
Chuyên gia FFI, ông Nguyễn Duy Lương, và mẫu vật phát hiện từng tuyệt chủng 11 triệu năm (Ảnh: FFI)
Trước đây người ta chỉ biết loài này qua những mẩu xương hóa thạch cách đây 11 triệu năm. Nay có cả một bầy những con vật sống th́ ta sẽ có vô vàn thông tin hữu ích. Trước hết làm sao giải thích sau 11 triệu năm tưởng là tuyệt chủng nay thấy vẫn c̣n sống và chỉ thấy ở khu vực Quảng B́nh và Lào thôi. Hẳn là môi trường và điều kiện sống của chúng có cái ǵ đó rất bí ẩn", TS Vũ Thế Long, Chuyên gia nghiên cứu về Cổ sinh học và Cổ môi trường, Hội Khảo cổ học Việt Nam cho hay.
Thậm chí, từ sự xuất hiện của chuột đá TS. Long c̣n hy vọng có thể trên đất nước này đười ươi và các động vật khác vẫn đang tồn tại chứ không phải chúng đă bị tuyệt chủng hết từ hàng vạn, hàng triệu năm trước.
Xôn xao rắn có chân ở Nghệ An
Xưa nay, rắn thường biết đến là loài ḅ sát, không chân, v́ thế, thông tin xuất hiện loài rắn có chân ở Nghệ An khiến dư luận rất quan tâm.
Con rắn chỉ to bằng ngón tay cái người lớn, dài chừng 50cm, phần bụng màu trắng, trên lưng có đốm đen xen kẽ đốm trắng, hai chân mọc ra ở phần sau thân, hai bên bụng. Mỗi chân có 5 ngón chân, có móng nhọn, như chân thằn lằn, ḷng bàn chân có lớp nhám, màu vàng ươm. Theo tiếng người dân tộc Thái nơi đây th́ họ gọi rắn này là “Ngú Xứa” (rắn Hổ) v́ thân có đốm đen, trắng như con Hổ.
Nhiều người mê tín c̣n cho rằng, đó là sự hóa thân của ma quỷ, hoặc một điềm báo về một tai ương nào đó. Có người chuyên nghiên cứu về động vật học dự đoán, rất có thể đây là một loài mới, nhưng cũng có người cho rằng, cặp chân đó là của con mồi mà con rắn đă nuốt vào bụng, khi rắn bị đánh đă bục 2 chân ra.
Con rắn kỳ lạ được phát hiện ở Nghệ An.
Con rắn kỳ lạ này được phát hiện bởi anh Lô Đức Nhă ở Bản Đôm 1, xă Châu Phong (Quỳ Châu, Nghệ An). Sau khi đi chơi về, nghe thấy tiếng mẹ hét lên thất thanh, anh Nhă đă đập chết con rắn. Khi thấy con rắn có h́nh thù kỳ dị, anh Nhă đă giữ lại ngâm rượu cho khỏi phân hủy.
Cá sấu xuất hiện ở hồ câu Hà Nội
Khi đang câu cá ở hồ câu trên phố Đại Đồng, anh Phạm Quốc Cường (Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) bỗng phát hiện trong đám bèo tây nổi lên một vật h́nh thù như khúc gỗ. Nh́n kỹ lại, anh tá hỏa khi thấy đó là một con cá sấu lớn, dài khoảng 1m.
Ngay lập tức, anh Cường đă hô hoán bạn bè để cùng khống chế con cá sấu và mang về nhà, nhốt trong lồng sắt.
Con cá sấu sổng chuồng được nhốt trong lồng sắt nhà anh Phạm Quốc Cường.
Sau khi thông tin được đăng tải trên báo chí về việc bắt được cá sấu giữa ḷng thủ đô, ông Dương Văn Viễn, chủ hồ câu ở phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội phỏng đoán, đó có thể là 1 trong số cá sấu trong hồ nhà ông sổng ra ngoài. Ông Viễn cho hay, số lượng cá sấu bị mất nhà ông là 8 con.
Thông tin này đă khiến rất nhiều người dân trong khu vực hoang mang. Bởi, cá sấu được biết đến là một loài động vật ăn thịt hung dữ, sẵn sàng tất công con mồi nếu có dấu hiệu đe dọa.
Tuy nhiên, sau sự xuất hiện của chú cá sấu "lạc đường" này, không có thông tin thêm của 7 con c̣n lại.
Sự biến mất của tê giác một sừng
Năm 2011, những người yêu động vật không khỏi xót xa trước thông tin loài tê giác một sừng sống trong vườn quốc gia Cát Tiên (Bảo Lộc, Lâm Đồng) đă hoàn toàn diệt vong.
Tê giác một sừng c̣n được gọi là tê giác Java, loài tê giác này đă được cho là tuyệt chủng ở lục địa châu Á cho đến năm 1988, khi một cá thể tê giác bị săn trong khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên. Từ vụ việc này, các chuyên gia đă phát hiện ra một quần thể tê giác nhỏ tại nơi này.
Các tổ chức quốc tế đă rất nỗ lực trong việc bảo tồn quần thể tê giác cuối cùng của Việt Nam, nhưng hoạt động bảo vệ kém hiệu quả của vườn quốc gia Cát Tiên đă trở thành nguyên nhân đẩy loài tê giác một sừng đi tới chỗ diệt vong.
Di ảnh của loài tê giác một sừng ở Việt Nam. Ảnh: WWF.
Lê Trang
Theo Bưu Điện Việt Nam