GiadinhNet - Chẳng biết nghề buôn tiền nơi những chợ núi này có từ bao giờ, nhưng xem ra những con buôn ở các phiên chợ vùng cao đều ra chiều làm ăn phát đạt.
Ánh bạc hoa xoè
Chị Sùng Seo Tủa, 39 tuổi, người xă Lử Thần đứng trước cổng chợ Cán Cấu huyện Si Ma Cai, Lao Cai. Nh́n lũ bạn trong bản cùng tụt mây từ lúc gà gáy xuống chợ với ḿnh, x́ xụp húp phở, mút mát những miếng thịt gà rồi cùng nhau đưa từng bát rượu thơm như mùi ngô nướng trong bếp củi hồng vào miệng mà chị phát thèm. Nhưng chị vẫn không dám bước vào nhập cuộc bởi chợ Cán Cấu chỉ họp một phiên vào thứ Bảy mỗi tuần.
Bà bạn Sùng Thị Nhệnh đi cùng gọi với ra: "Vào làm bát rượu cho vững cái bụng đă, có khi hôm nay nó đi muộn ḿnh bán muộn có sao đâu?". Chị Tủa đáp lại: "Phải bán xong mới ăn uống được chứ, nếu nó biết ḿnh ăn rồi lại không có tiền trả cho nhà quán nó ép giá thế nào ḿnh cũng phải bán à?". Chị Tủa kiên nhẫn chợ đợi. Lát sau, một người đàn ông béo, thấp đậm, đội chiếc mũ bảo hiểm cũng tṛn như chủ nhân, khoác ngang người một chiếc túi thổ cẩm. Mỗi bước đi của anh ta lại phát ra tiếng xoèng xoèng như ngựa đeo nhạc xuất hiện. Như hết sức chịu đựng, chị Tủa tiến lại mắng xơi xơi: "Sao hôm nay chê tiền a? Mà đi muộn thế để tao chậm mất buổi rượu sớm cùng chị em rồi". Mồm nói tay làm, chị luồn tay xuống phần dưới váy móc ra một chiếc túi nhỏ, mở miệng túi lôi 2 miếng kim loại màu trắng tṛn xoe, để vào ḷng bàn tay rồi ch́a trước mặt anh béo.
Hoá ra cái thứ chị Tủa giấu kín trong người mà tôi cứ tưởng là thuốc phiện là những đồng bạc hoa xoè, có từ thời Pháp hơn 100 năm rồi. Hôm nay chị mang ra bán cho bác buôn bạc tên là Hinh từ dưới Bắc Hà lên. Chị Tủa đưa 2 đồng tiền có chữ FRANCAISE ở viền ngoài, chính giữa có h́nh người ngồi trên ghế cầm quyền trượng có ghi 1899. Đây là loại tiền do người Pháp phát hành trên toàn Đông Dương. Anh Hinh phát giá 280 ngh́n đồng một đồng bạc. Chị Tủa lắc đầu cuồi cuội: "Phải đúng 300 ngh́n không th́ tao mang về". Biết kiểu mua bán không hai lời của người Mông, anh Hinh đành phải x́ 600 ngh́n đồng ra đưa cho chị Tủa.
Anh Hinh kể: "Vùng này c̣n nhiều bạc hoa xoè cổ hơn 100 năm tuổi lắm, khắp huyện Si Ma Cai này hầu như bản nào, xă nào cũng có. V́ từ thời Pháp thuộc dân bản đă quen mua trâu, đổi ngựa, cưới xin bằng đồng bạc rồi. Bây giờ họ bí tiền th́ mang ra bán".
Anh Hinh làm nghề buôn bạc Tây đă được 15 năm, cho tới nay th́ trở thành tổng đại lí bạc hoa xoè lớn nhất hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai. Khách hàng của anh đủ loại, từ mấy ông tây, bà đầm là khách du lịch lên Bắc Hà, nếu gặp khách hời mà bắt được "gà" th́ mỗi đồng bạc này cũng bán được 50 USD. C̣n khách Việt Nam chỉ bán được 400 ngh́n là cao nhất. Người mua chủ yếu làm đồ đánh gió mỗi khi cảm cúm, hay về họ pha ra đánh dây chuyền bạc cho trẻ con đeo. Bởi theo kinh nghiệm dân gian th́ bạc hoa x̣e là một thứ bạc tốt, kỵ được gió, trẻ em đeo ít bị sổ mũi, nhức đầu, ốm vặt.
Những người phụ nữ bán bạc hoa xoè. Ảnh: N.G
Ngân hàng di động
Không có trụ sở cao vút, không xe đặc chủng, không ḥm bảo mật và tất nhiên cũng chẳng có nhân viên bảo vệ mặt khó đăm đăm như ở những ngân hàng sáng choang nơi thành thị; thế mà dân buôn trâu, ngựa tại chợ Cán Cấu huyên Si Ma Cai vẫn đều đều trung chuyển qua cái “ngân hàng di động” được đóng tại bờ ruộng của bố con ông Tâm này hàng tỉ đồng nội ngoại tệ. Cái "tiếng thơm" của chợ gia súc Cán Cấu đă bay qua bên kia biên giới, cánh lái buôn Trung Quốc đă đánh hơi thấy, bây giờ cứ thứ Bảy hàng tuần là họ lại dắt ngựa sang bán và ôm theo hàng vạn đồng nhân dân tệ, thế là phát sinh nhu cầu quy đổi.
Mới đầu phiên chợ c̣n rảnh rỗi, ông Tâm tranh thủ nói chuyện với tôi. Ông kể: "Mỗi ngày tôi thu vào chi ra cả tỉ đồng, nhưng thực ra ngân hàng của bố con tôi làm ǵ có vốn mà chỉ dùng uy tín được bà con tin cậy, đứng ra trung gian lấy công làm lăi thôi".
Không giấu nghề làm ăn, ông giảng giải về phương thức hoạt động của “ngân hàng” do bố con ông điều hành. Khách đến mua gia súc là người Trung Quốc mang Nhân dân tệ sang muốn mua bao nhiêu con, chỉ việc nộp số tiền tương ứng vào “ngân hàng” của ông, cô con gái tên Hồng là người chuyên thẩm định xem có phải tiền giả không?
Trong khi ông Tâm nói chuyện với tôi th́ cô con gái tên Hồng mới nhận một bọc tiền Nhân dân tệ về. Cô cẩn thận đếm từng đồng một, nếu cảm thấy nghi ngờ lại đưa tờ tiền lên ánh nắng soi xét, rồi thủng thẳng nói: "Nếu không soi từng đồng để lọt vài tờ tiền giả th́ coi như cả buổi chợ xôi hỏng bỏng không. V́ tiền đă nộp cho ḿnh rồi, khi chi ra nếu phải tiền giả là ḿnh phải tự chịu".
Ông Tâm đang chi trả tiền cho khách.
Câu chuyện về "nghiệp vụ ngân hàng" của bố con ông Tâm bị cắt ngang bằng một vị khách hàng tên Ḥa: "Bác Tâm ơi cháu bán cặp trâu cho ông Mă (một lái buôn Trung Quốc) giá 19,4 triệu". Ông Tâm chỉ rút cuốn sổ bé bằng bàn tay ra, viết mấy chữ rồi xé xoẹt một cái đưa cho anh Hoà. Anh Hoà nhận tờ giấy đút vào túi áo cài cúc cẩn thận nói với khách: "Hai con trâu nhà anh đấy cuối buổi mang giấy ra nhận tiền". Tôi hỏi sao không nhận ngay mà phải cuối buổi? Anh Hoà cười tít, nói: "Th́ cũng phải để bác Tâm quy đổi từ tài khoản của ông Mă xem trừ bao nhiêu chứ".
Đợi khi cuốn sổ nhỏ của ông Tâm chỉ c̣n vài tờ giấy cuối, tôi hỏi sau buổi chợ này ông thu được bao nhiêu? Ông Tâm nói: "Mỗi một triệu quy đổi rồi đứng ra chi trả cho khách tôi chỉ được 4000 đồng. Số tiền hoa hồng này cả bên bán lẫn bên mua cùng chịu". Nếu phải những phiên chợ cuối năm th́ 2 cha con ông Tâm cũng thu được khoảng 10 triệu, nhưng tương đối vất vả, bởi nguyên phải đếm số lượng của 2 loại tiền tương ứng vài trăm con trâu ḅ như vậy thôi cung ṃn hết cả vân tay rồi, chứ không nói đến những lúc sơ ư nhầm lẫn tính toán đau đầu. Tôi thắc mắc không sợ bị cướp à? Ông Tâm cười nói huyện này chỉ có một con đường độc đạo, nếu cướp th́ bọn chúng chạy đi đâu cho thoát.
Nguyễn Gia