Hỏa Ḷ, nhà tù Côn Đảo, nhà ngục Sơn La Anh, nhà lao Phú Quốc... từng được mệnh danh là "địa ngục" rùng rợn nhất Việt Nam.
Hỏa Ḷ
Đây chứng tích cách mạng một thời, ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến khám phá và t́m hiểu.
Thông thường, nhà tù biệt lập với khu dân cư, riêng Hỏa Ḷ nằm tại trung tâm Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh là ṭa Đại H́nh (nay là trụ sở Ṭa án nhân dân tối cao) và Sở Mật Thám (nay là trụ sở Công an thành phố Hà Nội). Cả ba nhà-ṭa-sở, tạo thành thế chân kiềng, vững chăi. Từ bên trong khu vực Hỏa Ḷ rộng tới 12,908m2 có một đường hầm dẫn thẳng sang tầng hầm của ṭa án.
Tất cả những phạm nhân bị coi là nguy hiểm, khi đem ra xét xử đều phải đi theo con đường hầm này. Từ đó c̣n có hai đường hầm nữa thông ra ngoài, theo 2 ngả khác cháu. Một chạy sang Sở Mật Thám, c̣n đường kia là lối thoát bí mật chạy qua khu chợ 19/12 nay là “Chợ Âm Phủ” để nếu trại có bất ngờ bị tấn công th́ các cai ngục, giám ngục, giám thị, lính gác... biết đường tẩu thoát.
|
Khu di tích Hỏa Ḷ hiện c̣n khá nguyên vẹn với nhiều tư liệu quư. Ảnh: nhovehanoi. |
Theo tư liệu để lại, trong những ngày mở cửa đón du khách vào tham quan th́ riêng hệ thống cửa sắt, khóa được mang từ Pháp sang. Các pḥng giam, pḥng tối, xà lim đều chật chội, thiếu ánh sáng, không khí. Những tên cai ngục khét tiếng, có thâm niên cai quản nhà tù, sẵn sàng đàn áp, thậm chí cướp đi sinh mạng của tù nhân, như những tên: Griman (1930-1931), Betsơ (1940), Cagênô (1941-1942), Clêmăngti (1944, 1945), Miniconi (1947-1950), Tuxtu (1951- 1954)...
Sau 3 năm thiết kế và khởi công xây dựng, bắt đầu từ tháng 1/1899, nhà tù Hỏa Ḷ bắt đầu đảm nhận việc giam người. Theo thiết kế ban đầu, Hoả Ḷ chỉ đủ giam 500 tù nhân, nhưng nó đă nhiều lần được mở rộng để có thêm chỗ giam giữ tù nhân. Những năm 1950 - 1953, Hỏa Ḷ giam cầm tới 2.000 người tù. Nơi đây hiện lưu giữ chiếc máy chém đă được thực dân Pháp dùng lưu động, tháng 1/1930 được vận chuyển lên Yên Bái để hành h́nh 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Nhà tù Hỏa Ḷ đă trở thành trường học Cách mạng, là môi trường rèn luyện tư tưởng, ư chí đấu tranh cách mạng… Nơi đây c̣n lưu giữ nhiều tài liệu, hồ sơ về những tấm gương bất khuất, chiến đấu hy sinh oanh liệt của nhiều thế hệ các chiến sĩ cộng sản bị địch bắt tù đày.
Nhà tù Côn Đảo
Côn Đảo là quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lư và cách sông Hậu 45 hải lư. Đây là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Năm 1783, Côn Đảo bị nhượng cho Pháp và tới năm 1862, một nhà tù được Pháp xây dựng trên quần đảo này nhằm giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng.
|
Với chế độ tàn bạo của nhà tù, khoảng 20.000 người Việt Nam đă chết và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương nơi này. Ảnh: dulichvietnam. |
Chuồng cọp có hai khu, mỗi khu có 60 chuồng và 30 hầm đá, giam giữ trên 400 người. Có thời kỳ các khu chuồng cọp nhốt cả hàng ngàn người. Cứ năm người bị nhốt vào một chuồng bề ngang 1,45m, dài 2,5m. Ăn, ngủ, tiểu tiện ǵ cũng chung một chỗ. Chị em phải thay phiên nhau kẻ ngồi, người nằm. Đêm ngủ phải thay phiên nhau kẻ thức, người ngủ, phải thường xuyên nằm chồng lên nhau như “cá ṃi xếp hộp”. Người nào đă bị đưa vào chuồng cọp th́ xem như cái chết đă cận kề. Tù nhân vào đây khoảng ba tháng thường là sẽ chết v́ bị xiềng chân, bị tra tấn, bị bỏ đói.
Ngoài chuồng cọp, ở đây c̣n nhiều h́nh thức giam giữ vô nhân đạo khác như: giam biệt lập trong chuồng ḅ. Những trại này vốn được xây dựng để nuôi heo ḅ nhưng sau này để sử dụng để làm trại tù, nhưng vẫn có một phần tiếp tục để nuôi súc vật nhằm ngụy trang cho những kiểu tra tấn rùng rợn.
Người ta nói rằng măi đến năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân ḅ và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới hầm phân có chiều sâu 3m, chứa phân từ chuồng ḅ để ngâm những người tù, khi được cứu người tù đó đă bị gịi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu th́ chết v́ sức yếu. Đây là cách tra tấn rùng rợn được phát hiện sau cùng.
Với chế độ tàn bạo của nhà tù, khoảng 20.000 người Việt Nam đă chết và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương nơi này. Từ đó, Côn Đảo gần như được định danh là “địa ngục trần gian” hơn là chốn thiên đường nghĩ dưỡng như vốn có của nó.
Đến ngày 1/5/1975, Côn Đảo được giải phóng, quần đảo này mới được trả về đúng nghĩa là nơi nghỉ dưỡng và nó trở hấp dẫn, bí ẩn hơn hơn bởi có thêm sự tồn tại của hệ thống nhà tù, chứng tích một thời kỳ chiến tranh không thể phai mờ...
Nhà ngục Sơn La Anh
Di tích lịch sử cách mạng nhà ngục Sơn La nằm trên đồi Khau Cả, tổ 9, phường Tô Hiệu, Thị xă Sơn La.
|
Thực dân Pháp từng biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ư chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Ảnh: giadinh.net. |
Đây là nhà ngục do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2, chủ yếu để giam cầm tù thường phạm. Năm 1930, để tăng cường đàn áp cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp đă mở rộng thêm 1.500m2 và 1.700m2 vào năm 1940 để giam cầm các chiến sĩ cách mạng.
Thực dân Pháp đă biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ư chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng chính tại nơi đây, hơn bao giờ hết khí tiết của những người chiến sĩ cách mạng.
Nhắc đến Sơn La là người ta thường gắn nó với cụm từ "rừng thiêng nước độc". Hồi đó, không riêng ǵ người tù mà cả những người dân nơi đây thường mắc các căn bệnh như phù thũng, kiết lỵ, thương hàn, sốt rét. Thực dân Pháp lợi dụng sự khắc nghiệt về thời tiết, dịch bệnh làm vũ khí để giết dần, giết ṃn tù nhân. Tại một lá thư mật gửi Thống sứ Bắc Kỳ vào đầu năm 1932, Xanh-Pu-Lốp, công sứ Tỉnh Sơn La viết: "Xin Ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hoả Ḷ là những hạng hung hăng khó trị, rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong ṿng 6 tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng trở nên suy nhược..."
Năm 1952, khi thực dân Pháp rút khỏi Sơn La, đă ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng. Lần 2, vào năm 1965, đế quốc Mỹ đă đánh phá thị xă Sơn La phá hủy một phần của nhà ngục. Năm 1980, Bảo tàng Sơn La tiến hành phục chế lại lần thứ nhất: san lấp hố bom, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh; lần thứ 2, vào năm 1994, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các pḥng giam theo dấu vết của các nền móng cũ.
Nhà ngục Sơn La nay trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Hàng năm Bảo tàng Sơn La đă đón tiếp hàng trăm ngàn lượt khách là các em học sinh, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sinh viên, khách ngoại tỉnh và quốc tế tới thăm.
Nhà lao Phú Quốc
Di tích lịch sử nhà lao Phú Quốc hay c̣n gọi là nhà lao Cây Dừa tọa lạc tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc. Nhà lao này được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xóm Cây Dừa trước đây nên mới có tên gọi như vậy.
|
Tính đến tháng 10/2008, người ta đă t́m được tổng cộng 1.028 bộ hài cốt liệt sĩ tại nhà lao Phú Quốc. Ảnh: phuquocquetoi. |
Trại giam Tù binh chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3.000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 12 x 3.000 = 36.000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường th́ có 4 phân khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là thượng tá. Trại giam Tù binh chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ.
Ngoài ra, Phú Quốc cũng có một trại giam tù h́nh sự, giam giữ những tù nhân thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở thị trấn Dương Đông, mặt tây của đảo.
Trong chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh tại Trại giam tù binh Phú Quốc đă phải chịu những h́nh phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống... Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973), trại giam tù binh Phú Quốc có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Tính đến tháng 10/2008, người ta đă t́m được tổng cộng 1.028 bộ hài cốt liệt sĩ tại nhà lao Cây Dừa. Hầu hết đều là liệt sĩ vô danh, không rơ họ tên, tuổi, quê quán, không rơ ngày hy sinh, do quá tŕnh bị địch bắt giam, tù đày tra tấn đến chết ở đâu th́ vùi xác tại đó. Theo một số tư liệu lịch sử, hiện nay, dưới ḷng đất vùng nhà lao Cây Dừa c̣n có gần 3.000 bộ hài cốt liệt sĩ chưa được t́m thấy. Nơi được xác định nhiều hài cốt liệt sĩ nằm lại là ngọn đồi phía Tây Nam nhà lao. Tại đây, người ta đă cho xây dựng Khu tưởng niệm hoành tráng, đồ sộ...
Khu di tích ngày nay nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Mỗi năm khu di tích đón hơn 10.000 lượt khách.
Chia sẻ qua:
Theo Đất Việt