Trong bối cảnh phải thắt lưng buộc bụng, đối phó suy giảm kinh tế, nhiều người gợi ư Mỹ cắt giảm các chương tŕnh hạt nhân. Nếu được, họ có thể tiết kiệm 35 tỷ USD.
Các kế hoạch để giảm thâm hụt ngân sách đang được thảo luận ở Washington đ̣i hỏi chi tiêu quốc pḥng nước này phải cắt giảm khoảng 400 tỷ USD trong ṿng một thập kỷ tới, bắt đầu từ năm 2013. Để đạt được chỉ tiêu này, những lựa chọn khó khăn sẽ cần được xem xét nghiêm túc.
Để cắt giảm ngân sách mà không làm mất đi sức mạnh cần thiết của quân đội Mỹ cũng như đảm bảo duy tŕ hoạt động của các lực lượng thông thường, đóng vai tṛ là nhân tố chính để đối phó với các cuộc xung đột, nhiều người cho rằng giờ là lúc Mỹ cắt giảm chi phí dành cho các chương tŕnh hạt nhân.
Tuy nhiên, trong cuộc tranh luận gần đây liên quan đến Hiệp ước START mới (Hiệp ước kiểm soát vũ khí kư với Nga hồi năm ngoái), chịu áp lực từ phía các Nghị sĩ đảng Cộng ḥa, Chính quyền Obama cuối cùng phải chấp thuận đề xuất tăng chi tiêu để phát triển các lực lượng hạt nhân. Đây được xem là chính sách vô cùng sai lầm trong thời buổi thắt lưng buộc bụng.
Mỹ nên cắt giảm các chương tŕnh hạt nhân để tiết kiệm tiền? Ảnh minh họa: illuminati-news.
Tất nhiên, phải thừa nhận rằng lư thuyết tiết kiệm không nên bị “cực đoan hóa”. Không có ǵ phải bàn căi về thực tế Mỹ cần vũ khí hạt nhân để đối trọng với đối thủ truyền thống là Nga. Đồng thời, nó cũng giúp bảo vệ các lợi ích an ninh, kinh tế, chính trị của người Mỹ lẫn các đồng minh của họ.
Tuy nhiên, theo Michael O'Hanlon, nhà phân tích chính trị cũng là người đứng đầu nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Viện Brookings, Washington cũng không nên v́ thế mà quá “quan trọng hóa” vấn đề.
Lư do là Washington không cần đến vài ngh́n đầu đạn hạt nhân chiến lược dư thừa đang nằm chất đống trong kho, thậm chí ngay cả khi các điều khoản quốc tế không hạn chế chúng. Theo Hiệp ước START kư với Nga hồi năm ngoái, Mỹ được phép sở hữu 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược.
Bên cạnh đó, Mỹ vẫn có thể duy tŕ thế cân bằng về tiềm lực hạt nhân với Nga bằng cách chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và các loại máy bay oanh tạc chiến lược trên không.
Chẳng hạn, theo tính toán của O'Hanlon, Washington nên ngừng chế tạo tên lửa đạn đạo “D5” và cắt giảm hạm đội tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân từ 14 xuống c̣n 8 mà không phải lo sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoặc sức mạnh của Hải quân Mỹ.
Vấn đề là cách làm như thế nào? Đơn giản, Washington có thể tăng số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai cho mỗi tên lửa, phù hợp với các khả năng của tên lửa theo thiết kế ban đầu của nó; đồng thời tăng số lượng tên lửa cho mỗi tàu ngầm.
Trong khi đó, nhiều tên lửa Minuteman ICBM được triển khai trên mặt đất cũng có thể là đối tượng nên cắt giảm. Cụ thể, Mỹ có thể loại bỏ ít nhất một nửa trong tổng số toàn bộ tên lửa loại này.
Thậm chí, Bộ Năng lượng Mỹ có thể nên bỏ bớt các kế hoạch tốn kém liên quan đến nghiên cứu, phát triển vũ khí hạt nhân. Một trong hai pḥng thí nghiệm vũ khí hạt nhân quốc gia Los Alamos ở New Mexico và Livermore ở California thuộc Bộ này không nhất thiết phải được duy tŕ. Pḥng thí nghiệm quốc gia Sandia ở New Mexico có thể tham gia vào các nghiên cứu về vũ khí hạt nhân, hỗ trợ cho pḥng thí nghiệm c̣n lại.
Cuối cùng, người ta có thể cắt giảm chi tiêu liên quan đến vấn đề pḥng thủ tên lửa. Đối với người Mỹ, pḥng thủ tên lửa là vô cùng quan trọng và không bao giờ là lỗi thời, xuất phát từ thực tế quan hệ thù địch Nga – Mỹ chưa bao giờ nguội.
Tuy nhiên, các chương tŕnh pḥng thủ tên lửa lại quá tốn kém cộng với với việc triển khai, phát triển tràn lan các chương tŕnh này ngốn không ít tiền của trong ngân sách quốc pḥng eo hẹp của Mỹ.
Mỹ đang ôm ấp chương tŕnh nâng cấp các hệ thống pḥng thủ tên lửa chiến lược trên đất liền ở California và Alaska, các hệ thống pḥng thủ tên lửa trên biển cũng như các hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm ngắn trên mặt đất.
Theo ông O'Hanlon, một trong các chương tŕnh này nên bị hủy bỏ mà không làm tổn hại đến khả năng pḥng thủ của Mỹ.
Nếu Washington xem xét nghiêm túc và áp dụng các kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho vũ khí hạt nhân, ngân sách quốc pḥng có thể tiết kiệm được khoảng 30 – 35 tỷ USD trong ṿng 10 năm.
Do đó, việc cắt giảm chi tiêu liên quan đến vũ khí hạt nhân được cho là thiết thực hơn so với quyết định chi tới 80 tỷ USD để duy tŕ và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân trong một thập kỷ tới.
Sự thay đổi chính sách theo hướng này chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức song mang tính khả thi cao đáp ứng yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc pḥng của Mỹ trong bối cảnh ảm đảm của nền kinh tế, tài chính Mỹ.
Lê Dung (Theo LATimes)