Tại sao Wenger không về Paris, về với nơi ông sẽ được gọi là “Arsène Wenger”, khi nơi đây họ không c̣n tử tế với ông nữa?
1. Đó là mùa Hè năm 2007, David Beckham cùng Real Madrid sang du đấu tại Nhật Bản. Ở Tokyo, người Nhật mời các thành viên Galacticos tham dự một chương tŕnh tṛ chơi truyền h́nh cùng nữ diva hàng đầu châu Á Utada Hikaru.
Becks và Utada cùng chơi một tṛ rất thú vị. Mỗi người sẽ nếm 4 món ăn khác nhau, trong đó có một món mà họ đặc biệt ghét. Từ thái độ trong cách ăn, cả hai sẽ phải đoán xem trong 4 món ấy, món nào là món người kia không thích ăn.
Becks ngồi xem Utada Hikaru ăn rất chăm chú, rồi đoán bừa một món Nhật Bản trông có vẻ… kinh kinh. Trước khi vào trường quay, hẳn người ta đă nói cho Becks biết, hoặc anh phải t́m hiểu rằng siêu sao nhạc R&B sinh ra ở Mỹ, và sống ở New York đến hết tuổi thiếu niên. Cô sống ở Nhật ít hơn sống ở Mỹ. Và ai dám nghĩ rằng cô gái nói thứ tiếng Anh giọng Mỹ chuẩn mực ấy không thể ăn được thịt ḅ băm áp chảo, thứ nhân kẹp điển h́nh của bánh McDonald, quốc hồn quốc túy của nước Mỹ? Cô chỉ thích ăn đồ Nhật.
Một câu chuyện chỉ liên quan đến bóng đá chút ít thôi, nhưng là một ví dụ thật hay cho cái gọi là gốc gác.
2. Giới cầu thủ và HLV nhà nghề của châu Âu lang bạt tứ xứ, và thoạt nh́n th́ những người như thế mà quá coi trọng gốc gác th́ không sống được. Họ định cư, họ nói ngôn ngữ bản địa, thậm chí cả tư duy bóng đá của nhiều người cũng phải thay đổi theo “t́nh h́nh địa phương”.
Và những người như Wenger, đă sống 15 năm ở Anh, th́ sẽ dễ tưởng ông coi chỗ ấy là quê hương thứ hai.
Nhưng bây giờ PSG đang mời gọi, và người ta hoàn toàn có lư do để nghĩ về khái niệm “quê hương” với vị HLV tha hương này. Vẫn có những lư do để tin rằng ông không thuộc về nơi đây.
Trong số các tờ báo lớn của nước Anh, th́ chỉ có Guardian viết tên ông là “Arsène Wenger” một cách có hệ thống. BBC và The Sun th́ tuyệt nhiên không quan tâm đến dấu. Telegraph tệ nhất, lúc là “Arsène” lúc lại là “Arsene”.
Chuyện cái tên viết lung tung chỉ là một ẩn dụ để nói rằng ở đây ít ai được là chính ḿnh. Nền truyền thông “lắm điều” nổi tiếng của nơi đây h́nh như đă tạo ra một môi trường đầy thị phi. Arsenal thất bại, và chẳng cần biết căn nguyên là ǵ, tại BLĐ hay tại HLV, người ta bắt đầu căi nhau như mổ ḅ về tư cách của Wenger.
Chính những CĐV có tiếng nói lớn nhất của Arsenal cũng quay ra mắng ông xối xả, đến mức “Arsène Wenger” phải hứa trong Đại hội CĐV mấy năm trước là không có danh hiệu th́ ông sẽ đi. Cái cách người đàn ông ấy hứa, rồi phải nuốt lời, đáng thương hơn là đáng trách. Than ôi, vô địch làm sao được với cái chính sách ấy.
3. HLV ở đâu cũng phải chịu nhiều áp lực, nhưng HLV của Premiership là những người khổ sở nhất, bởi thứ áp lực đè lên vai họ, được cổ súy bởi những tờ báo lá cải lớn nhất và làm ăn vô đạo đức nhất hành tinh, là vô cùng lớn.
Đến cái tên ông người ta cũng không viết đúng (v́ ngôn ngữ của họ đă “bá đạo”, tâm tư th́ không thông cảm, nhưng họ vẫn bắt ông làm những việc của một siêu nhân.
Nh́n cái cách Fabregas vội vàng đổi tên trên áo đấu thành “Fábregas” ngay khi hồi hương, nghe cái cách Vidic than thở là “chỗ này lạnh và mưa nhiều quá, tôi muốn đến chỗ nào có nhiều nắng”, th́ hiểu rằng những kẻ chuyên nghiệp ấy vẫn chỉ mang những thân phận tha hương điển h́nh.
Và tại sao Wenger không về Paris, về với nơi ông sẽ được gọi là “Arsène Wenger”, khi nơi đây họ không c̣n tử tế với ông nữa?
Theo Bongdaplus