Bài “Tét mông giúp trẻ tăng cường trí nhớ” trên trang Weibo đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Liệu h́nh thức phạt rất phổ biến này có tác dụng như vậy?
Theo bài viết này, các chuyên gia Thụy Sĩ sau khi nghiên cứu trên một nhóm học sinh với thành tích học tập trung b́nh đă chỉ ra rằng, khi bị đánh vào mông, trí nhớ của bọn trẻ được tăng cường đột ngột, thành tích thi cử cũng cải thiện đáng kể. Nghiên cứu này được thực hiện tại Học viện tâm lư Luzern. Các nhà khoa học đă phát hiện ra rằng, việc cấm đoán h́nh thức đánh học sinh có ảnh hưởng đôi chút tới thành tích học tập của chúng.
Cũng theo bài viết, nhà tâm lư học Heins cũng khẳng định, khi bị đánh vào mông, andrenalin của con người sẽ tăng cao, chất endorphin có tác dụng giảm đau khi kết hợp với andrenalin sẽ kích thích các dây thần kinh trong năo bộ, khiến chỉ số IQ được nâng cao.
Đột nhiên bị đánh vào mông khiến mức adrenalin trong cơ thể trẻ tăng cao, thúc đẩy các vật chất hóa học của năo biến đổi.
Bàn về vấn đề này, tiến sĩ thần kinh học Phạm Trường Giang, chủ nhiệm khoa Tâm lư, Bệnh viện Nhân dân Quảng Đông, Trung Quốc, lư giải, cần phải căn cứ từ góc độ chuyên môn để xem xét tính chất, mục đích, h́nh thức của hành động tét mông trẻ, chứ không thể vội vàng kết luận.
Theo tiến sĩ Phạm, việc đánh vào mông sở dĩ có thể tăng cường khả năng ghi nhớ là bởi nó liên quan tới việc đánh thức các tiềm năng của con người. Khi đột nhiên bị đánh, con người rơi vào trạng thái bị kích thích, adrenalin trong cơ thể tăng cao, khiến các vật chất hóa học thần kinh của năo biến đổi, các chất cortisol, dopamine, 5-hydroxytryptamine tăng lên, ṿng tuần hoàn thần kinh năo sản sinh ra chuỗi các vật chất hóa học và chuỗi phản ứng. Lúc này, các tiềm năng của con người sẽ được đánh thức, những hoạt động học tập cần ghi nhớ như đọc sách, học thuộc ḷng có thể đạt được hiệu quả cao hơn lúc b́nh thường. Xét từ góc độ này, đánh vào mông có lợi cho việc học tập.
Tét mông dù kích thích khả năng học tập của trẻ, nhưng nếu quá tay, sẽ khiến chúng bị stress.
Tuy nhiên, ông Phạm cho rằng việc đánh vào mông tuy giúp tăng cường khả năng ghi nhớ nhưng không có nghĩa là nâng cao được thành tích học tập hay chỉ số thông minh. Khi học tiếng Anh không nhớ được từ mới, sau khi bị đánh vào mông th́ lại nhớ từ rất nhanh, điều này có thể xảy ra, nhưng mức độ phản ứng của mỗi người là khác nhau. C̣n IQ, tức hệ số thông minh, là đặc trưng của chức năng thần kinh ở mỗi con người. Trong một số trường hợp, chức năng của năo sẽ biến động, nhưng thay đổi h́nh thái vật chất của năo không phải là việc dễ dàng. Trên cơ sở vật chất sẵn có của năo, tuần hoàn năo có tính linh hoạt, có thể thông qua quá tŕnh luyện tập lặp lại liên tiếp để thay đổi tính linh hoạt của năo. Nhưng sự thay đổi này thường là một quá tŕnh dài, không thể vừa bị đánh vào mông là có thể thay đổi ngay được.
Quá tŕnh học tập và sự kích thích sẽ khiến mạng lưới dây thần kinh phức tạp của năo tạo ra những khớp nối thần kinh mới.
Chủ nhiệm Phạm cho biết, năo của con người cần phải duy tŕ mức adrenalin hợp lư mới có thể vận hành các chức năng b́nh thường. Xét từ khía cạnh này, phụ huynh cần tạo ra áp lực nhất định cho việc học tập của trẻ nhằm bảo đảm mức adrenalin thông thường. Nếu quá lạm dụng “chiêu” đánh đ̣n, cha mẹ sẽ khiến trẻ bị stress, và stress nặng th́ có thể gây các rối loạn tâm lư, khiến trẻ học hành sút kém đi. Phương pháp tối ưu là khuyến khích trẻ động năo, tư duy trong việc học tập và vận động thể chất theo cơ chế hợp lư chứ không phải đánh đ̣n, dù chỉ là đánh vào mông.
Theo chuyên gia Phạm, khi trẻ vận động, adrenalin tăng, dẫn đến tăng khả năng tập trung, khơi dậy các tiềm năng. Các nhà khoa học bằng các thí nghiệm trên động vật đă chứng minh, hoạt động thể chất có khả năng kích thích sự sinh trưởng của các nơ ron thần kinh ở một số vùng của năo có vai tṛ đặc biệt quan trọng trong việc ghi nhớ và thực hiện chức năng của năo. V́ vậy, thay v́ đánh vào mông con, các phụ huynh nên khuyến khích trẻ vận động.
Thùy Liên (theo Xinhua)