Mỹ bí mật sử dụng các UAV Reaper từ một sân bay dân sự hẻo lánh ở nam Ethiopia, nhằm chống lại các tổ chức chi nhánh al-Qaeda ở Đông Phi.
Sân bay Arba Minch được cho là nơi đặt trung tâm điều khiển UAV mới của Không quân Mỹ.
Căn cứ mới trên bản đồ thế giới.
Tờ Washington Post hồi tháng 9/2011 đưa tin, chính quyền Obama đang xây dựng một dải căn cứ sân bay bí mật trên bán đảo Arab và Sừng châu Phi, bao gồm một căn cứ ở Ethi*o*pia.
James Fisher, phát ngôn viên của Sư đoàn không quân số 17, đơn vị chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động ở châu Phi, nói rằng có một số lượng nhân viên không xác định của lực lượng không quân đang làm việc tại sân bay này của Ethiopia để “cung cấp hoạt động và hỗ trợ kỹ thuật cho các chương tŕnh trợ giúp an ninh”.
Việc mở rộng sân bay Arba Minch đang tiếp tục nhưng trên thực tế, Mỹ đă triển khai các máy bay Reaper đến đó từ đầu năm nay. Theo ông Fisher th́ các chuyến bay của máy bay không người lái “sẽ tiếp tục chừng nào chính phủ Ethiopia c̣n hoan nghênh sự hợp tác của chúng ta trong một số chương tŕnh an ninh này”.
Tháng 9/2011, Bộ Ngoại giao Ethiopia phủ nhận sự có mặt của UAV Mỹ trong lănh thổ. Người phát ngôn của sứ quán nước này cũng nhắc lại lời khẳng định đó vào ngày 27/10.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây các nhân viên và các nhà thầu Mỹ ngày càng hiện diện nhiều ở Arba Minch, một thành phố với khoảng 70.000 dân ở phía Nam Ethiopia.
Du khách có dịp qua sân bay Arba Minch trên các chuyến bay hiếm hoi nói rằng quân đội Mỹ đă đựng lên một khu nhà nhỏ cạnh nhà ga và đường bay. Khu vực này rộng khoảng nửa hecta với hàng rào chắn cao, chiếu sáng an ninh từ các cột nhô cao.
Arba Minch (trong tiếng Arab có nghĩa là “40 mùa xuân”) cách Addis Ababa 300 dặm về phía Nam và cách biên giới Somali khoảng 600 dặm về phía Đông.
Ethi*o*pia là đồng minh lâu đời của Mỹ trong cuộc chiến chống lực lượng al-Shabab, nhóm vũ trang bị coi là gây bất ổn tại Somalia vốn đă bị chiến tranh tàn phá và tiến hành các cuộc tấn công ở Kenya, Uganda và những nơi khác ở khu vực.
Quân đội Ethio*pia từng can thiệp vào Somalia năm 2006 trong một chiến dịch quét sạch phong trào liên quan đến Hồi giáo đang tiếm quyền ở nước này, nhưng đă rút lui sau 3 năm v́ không có khả năng kiểm soát được một cuộc nổi dậy.
Quân đội Mỹ đă ngấm ngầm giúp đỡ Ethi*o*pia trong cuộc xâm lược đó bằng cách cung cấp tin tức t́nh báo và tiến hành các cuộc không kích bằng các máy bay chiến đấu AC-130 xuất phát từ một căn cứ quân sự của Ethiopia ở phía Đông của nước này. Tuy nhiên, sau khi chi tiết về sự dính líu của Mỹ bị bại lộ, chính phủ Ethiopia đă chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đây.
Kenya cũng phát động chiến dịch quân sự can thiệp vào phía Nam Somalia hồi đầu tháng 10/2001 nhằm rượt đuổi các tay súng al-Shabab mà họ cho rằng đă bắt cóc một số du khách phương Tây ở Kenya và gây bất ổn định ở khu vực biên giới.
Dù quan chức Mỹ phủ nhận vai tṛ trong cuộc tấn công đó, nhưng người phát ngôn quân sự của Kenya, Thiếu tướng Emmanuel Chirchir nói rằng, Kenya đă nhận được “giúp đỡ kỹ thuật” từ các đồng minh Mỹ của ḿnh. Ông từ chối không cho biết chi tiết.
Quân đội Mỹ triển khai các phương tiện bay không người lái trong các cuộc tấn công và tuần tra trên bầu trời Somalia từ một số căn cứ quân sự trong khu vực, trong đó có một phi đội nhỏ Reaper trên quần đảo Seychells ở Ấn Độ Dương, cách bờ biển Somali 800 dặm.
Quân đội Mỹ cũng sử dụng các máy bay không người lái — cả loại vũ trang và loại chỉ dùng cho trinh sát — từ Djibouti, một nước châu Phi nhỏ bé tiếp giáp với Tây Bắc Somalia ở ngă ba của Biển Đỏ và Vịnh Aden. Khoảng 3.000 lính Mỹ đóng ở Trại Lemonnier ở Djibouti, căn cứ quân sự thường trực duy nhất của Mỹ tại châu lục Đen.
Cho đến nay, chính phủ Mỹ đă sử dụng máy bay không người lái để tiến hành các vụ tấn công chết người ở ít nhất là 6 nước: Afghanistan, Iraq, Libya, Pakistan, Somalia và Yemen.
Phạm Ngọc Uyển (theo Washington Post)