Quyết định số phận đồng Euro - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-13-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Quyết định số phận đồng Euro

Ngô Nhân Dụng

Có người đă nêu đề nghị các nước Đông Nam Á hăy theo gương Âu Châu dùng chung một đồng tiền, đồng Euro.


Đó là một mục tiêu đáng theo đuổi, để kinh tế ASEAN không bị tùy thuộc vào đồng đô la Mỹ hay đồng nguyên của Trung Quốc. Nhưng bây giờ phải thấy ư kiến này rất khó thực hiện, chắc chờ một vài thế hệ nữa, họa may. Khối Euro đang khủng hoảng, có người c̣n đoán đồng Euro sẽ chết! Mà họ có một ưu điểm là thể chế chính trị, kinh tế các nước dùng đồng tiền chung tương đối giống nhau chứ không phức tạp như các nước ASEAN!

Cộng đồng Âu Châu phải nhiều năm thai nghén mới ra đời năm 1967, bây giờ có 27 quốc gia. Đến năm 1999, 11 nước trong số đó thỏa thuận dùng chung một đồng Euro, bây giờ lên 17 nước, nước sau cùng nhập cuộc là Estonia.

Cuộc khủng hoảng hiện nay xảy ra v́ một số nước đang lo vỡ nợ, chính phủ thiếu tiền thanh toán các công trái. Hy Lạp đứng hàng đầu, sau tới Ireland, Bồ Đào Nha, hàng kế là Tây Ban Nha, rồi tới Ư. Tổng số nợ của Hy Lạp lớn bằng 165% tổng sản lượng nội địa; Ư, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha cũng từ 60% đến 120%. Từ năm ngoái, các nước khác thấy cần phải cứu Hy Lạp và giúp Ireland, Bồ Đào Nha ngay. Nếu không th́ các nhà đầu tư đă mua công trái ba nước trên, trong đó có các ngân hàng khắp Âu Châu, sẽ lo bán đi để đề pḥng chính họ vỡ nợ. Họ bán rồi sẽ đổi lấy tiền Mỹ, Thụy Sĩ, Nhật, hay Anh Quốc để đầu tư. Không những các công trái này xuống giá mà đồng Euro cũng mất tín nhiệm. Nhiều ngân hàng sẽ bị nghi ngờ, không biết anh nào sẽ vỡ nợ trước. Nếu người dân lo quá, họ sẽ rút tiền từ ngân hàng th́ thành đại khủng hoảng, cả hệ thống sụp đổ như những cây domino!

Năm 2008 cảnh tượng này đă xuất hiện ở Mỹ sau khi Lehman Brothers tuyên bố vỡ nợ; chính phủ Mỹ đem ngay 700 tỷ đô la ra cho các ngân hàng lớn vay tạm để chấn an thị trường (hai năm sau họ đă trả lại, cả vốn lẫn lời). Các nước khối Euro cũng đang tính đường cứu như vậy. Không đưa tiền cứu các ngân hàng tư mà cứu các quốc gia đang lo vỡ nợ.

Nhưng ở Mỹ chỉ có một chính phủ với một ngân hàng trung ương; c̣n trong khối Euro tuy chung một ngân hàng trung ương nhưng lại có đến 17 chính phủ, với chính sách chi thu khác nhau. Để cứu nguy, họ đă đồng ư nâng số tiền cấp cho cho một Quỹ Ổn Định Tài Chánh (European Financial Stability Facility, EFSF) từ 250 tỷ lên 440 tỷ đồng (tương đương với 350 và 542 tỷ đô la Mỹ) để cứu các nước suy yếu. Đổi lại, họ yêu cầu các nước nhận tiền phải cải tổ tài chánh, thu nhiều hơn, chi bớt đi. Hy Lạp đă nhận được cứu đợt cứu trợ thứ hai vào Tháng Bảy; Ireland, Bồ Đào Nha đă được giúp, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đóng góp một phần ba. Ngày mai, 13 Tháng Mười 2011, các nước Âu Châu sẽ họp để quyết định có đưa thêm cho chính phủ Hy Lạp 8 tỷ Euro nữa hay không.

(Các ngân hàng Mỹ may mắn không bị dính nhiều vào các món nợ xấu ở Âu Châu. Theo JP Morgan Chase công bố, thị trường cho vay ngắn hạn [gọi là money market] ở Mỹ đă giảm số tiền cho các ngân hàng Âu Châu vay, từ 391 tỷ đô la hồi đầu năm 2011 xuống chỉ c̣n hơn 200 tỷ đô la.)

Ở các nước Thụy Điển (không dùng đồng Euro, cho vay nhiều hơn đi vay); Phần Lan và Đức (với ngân sách cân bằng), dân chúng đều chống việc đem tiền của cả Âu Châu đi cứu trợ. Khi Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu mua một số công trái của các chính phủ trên, mấy nhân viên cao cấp người Đức đă từ chức. Cuối Tháng Chín, Quốc Hội Đức thông qua cho chính phủ tham dự vào quỹ EFSF nhưng nhiều bộ trưởng công khai chống lại bà thủ tướng.

Người ta có lư do chống việc cứu các nước bị khủng hoảng, rất đơn giản. Chính phủ các nước này không đủ tiền trả nợ v́ họ chi nhiều quá, mà thu ít quá. V́ dân chúng các nước đó được hưởng nhiều lợi ích xă hội từ bao nhiêu năm nay mà lại đóng thuế ít (nền kinh tế chui, dưới gầm bàn, rất lớn). Bây giờ họ chờ nước khác đem tiền tới giúp thoát khỏi cảnh khó khăn, nhưng chưa dứt khoát lo “thắt lưng buộc bụng,” th́ không thể chấp nhận được?

Không những thế, các ngân hàng và người đầu tư đă mua công trái các chính phủ trên, được hưởng tiền lời rất cao so với công trái các nước khá giả. Cứu chính phủ các nước lo vỡ nợ cũng chính là cứu các ngân hàng và các nhà đầu tư bất cẩn! Trong một thị trường phải có kỷ luật; ai muốn có triển vọng lợi suất cao phải chấp nhận rủi ro cao. Nếu không chịu trách nhiệm, không chịu thiệt tḥi về việc đầu tư sai lầm của ḿnh, th́ đâu c̣n là kinh tế thị trường nữa?

Điều người Đức chống mạnh nhất là biện pháp “Âu Châu hóa” các giấy nợ của các chính phủ đang bị khủng hoảng. Âu Châu hóa tức là Cộng đồng Âu Châu sẽ phát hành công trái, dùng tiền thu được trợ giúp các nước trên trả nợ cũ. Như thế là bắt tất cả mọi người dân đóng thuế phải góp phần trả nợ cho các nước đă “tiêu xài phung phí” trong quá khứ. Và làm như vậy cũng nuôi dưỡng những nhà đầu tư đă cho vay bất cẩn rồi chờ được cứu!

Thủ Tướng Hy Lạp George Papandreou đă hứa nước ông sẽ thắt lưng buộc bụng, sa thải bớt công chức, giảm bớt các chương tŕnh xă hội, và tăng thuế; để ngân sách bớt được 111 tỷ đô la thâm thủng. Dân chúng Hy Lạp biểu t́nh phản đối, dọa sẽ không đóng những thuế mới đánh trên tài sản.

Hy Lạp có thể chọn ra khỏi khối Euro; dù trong các thỏa ước thành lập không dự trù một quốc gia có thể rút ra như thế nào. Ra khỏi khối Euro rồi, họ có thể phát hành đồng tiền riêng, gây lạm phát, một cách để giảm bớt các món nợ phải trả. Nhưng cả thế giới đầu tư sẽ hỏi: Nước nào sắp sửa ra theo? Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, hay Ư? Hy Lạp rút ra có thể gây chấn động cho cơn khủng hoảng bùng lên, dân lo rút tiền khỏi các ngân hàng!

Cộng đồng Âu Châu có thể cho Hy Lạp tuyên bố phá sản, buộc các chủ nợ chấp nhận chịu thiệt tḥi th́ sẽ được trợ cấp. Có thể tổ chức việc phá sản với nhiều h́nh thức. Một cách là yêu cầu các chủ nợ đồng ư “tái tài trợ” chính phủ Hy Lạp với những công trái mới thay thế những giấy nợ họ đang giữ, giảm bớt lăi suất hoặc thay đổi mệnh giá để số vốn cũng thấp hơn. Điều này hợp với kỷ luật thị trường, những nhà đầu tư cho vay mà không tính toán đúng phải chịu trách nhiệm về quyết định của ḿnh.

Nếu không thực hiện được điều trên, Hy Lạp có thể tự tuyên bố phá sản và bắt buộc các chủ nợ phải thương thuyết xem ai sẽ đ̣i được bao nhiêu tiền, không khác ǵ t́nh trạng một công ty tư nhân phá sản. Chính phủ Hy Lạp có thể tiến hành việc này qua một diễn tŕnh có trật tự, với sự tham dự của các nước Âu Châu khác, chuẩn bị tâm lư cả thị trường, cho mọi người biết Hy Lạp không hoàn toàn bị bỏ rơi. Việc cấp cứu có thể diễn ra trên hai mặt; một bên là giúp các chính phủ trả nợ phần nào; và mặt khác là cho các ngân hàng gặp nạn “vay tạm” bù vào các món nợ bị mất, như chính phủ Mỹ đă làm năm 2008. Thị trường sẽ rúng động, nhưng không đến nỗi sụp đổ.

Tệ nhất, nếu quả thật các nước Âu Châu khác bỏ rơi Hy Lạp, chính phủ nước này có thể tuyên bố phá sản thẳng thừng, mặc cho các chủ nợ lấy lại được bao nhiêu th́ lấy. Nhưng điều này không thể nào xảy ra được. V́ cơn khủng hoảng sẽ lan ngay sang các nước miền Nam Âu Châu và Ireland, rồi lan rộng khắp nơi. Cả khối Euro sẽ vỡ, ai đi đường nấy, không biết bao giờ mới hy vọng bắt đầu lại!

Cho nên cuối cùng, không những Âu Châu mà cả Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế sẽ phải cùng nhau cứu Hy Lạp. Hôm qua ông Jose Manuel Barroso nói rằng Ủy hội Âu Châu sắp họp sẽ đưa ra nhiều “sáng kiến” có tính toàn diện để giải cứu cơn khủng hoảng nợ nần. Ông nhấn mạnh tới việc “chỉnh đốn các ngân hàng” để họ có thể đối phó với cơn khủng hoảng hiện nay. Mọi sáng kiến sẽ phải phối hợp trong một Bộ Ba, ngoài Liên Hiệp Âu Châu c̣n có Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Cuối tuần này, các bộ trưởng tài chánh 20 nước gọi là G20 cũng họp, chắc chắn cũng bàn chuyện cứu cấp Hy Lạp!

Dù cho Hy Lạp phá sản một cách có trật tự, một nguyên tắc sẽ phải được tôn trọng. Là các chủ nợ cũng phải gánh chịu thiệt tḥi, v́ chính họ đă quyết định sai lầm khi cho vay. Nếu không th́ chắc các thanh niên sẽ đi biểu t́nh! Một lư do gây ra phong trào “Chiếm Wall Street” ở Mỹ là những người trẻ, giới trung lưu, cảm thấy chính các ngân hàng gây ra cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế kéo dài 4 năm nay, mà bây giờ hầu như đă trở lại tiếp tục làm giầu; trong khi đó bao nhiêu nạn nhân chịu cảnh thất nghiệp. Không những thế, giới có tiền này lại đang vận động Quốc Hội ngăn cản việc đặt ra các luật lệ kiểm soát mới có mục đích giảm bớt các quyết định sai lầm của ngân hàng gây tai họa cho công chúng!

Khối Euro sẽ thay đổi, và cộng đồng Âu Châu cũng phải thay đổi, sau cuộc khủng hoảng này. Vấn đề chính là 17 nước dùng chung một đồng tiền nhưng lại có các chính sách chi thu khác nhau. Họ đă đặt ra những quy luật để tránh tai nạn, như bắt buộc các chính phủ không được thâm thủng ngân sách quá 2% hoặc 3%. Nhưng quy luật đó để sót quá nhiều lỗ hổng cho các nhà chính trị du di; và việc thi hành không được kiểm soát chặt chẽ. Từ nay, phải có thêm những tổ chức chung cho các nước dùng đồng Euro, phải cho có nhiều quyền hành kiểm soát hơn. Như thế th́ sẽ có hai hệ thống quyền hành song song, một bên là cho cả Cộng đồng Âu Châu với tất cả 27 nước, một bên là một tổ chức cho 17 nước dùng đồng Euro. Nếu hai guồng máy quyền hành đó xung đột th́ bên nào nắm quyền về kinh tế, tài chánh chắc sẽ ở thế mạnh hơn; Âu Châu có thể chia ra làm hai vùng khác biệt, một vùng thống nhất chặt chẽ và một vùng lỏng lẻo. Nhưng riêng các nước dùng đồng Euro kết hợp với nhau cũng rộng lớn hơn đế quốc của những người đă từng ôm mộng thống nhất Âu Châu, như Đại Đế Charlemage hay Napoleon đời trước!

NV
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	10
Size:	11.4 KB
ID:	324247
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:58.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11154 seconds with 14 queries