“Nhiều nơi, các em chỉ có gạo, không có tiền ăn. Ở Suối Giàng, các em đóng 2.000 - 5.000đ/tuần chúng tôi vẫn xếp vào loại ăn sang”.
Ông Nguyễn Văn Lịch, Bí thư Huyện ủy Văn Chấn (Yên Bái) chia sẻ với chúng tôi nỗi khó khăn mà những học sinh vùng cao Văn Chấn thực tế đang gặp phải.
HS đóng 5.000 đồng tiền ăn/tuần được coi là ăn sang
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lịch cho biết, huyện Văn Chấn không thuộc diện được hưởng chế độ 30A ủa Chính phủ (đặc biệt khó khăn) là do b́nh quân tỉ lệ hộ nghèo là 30%, trong khi theo quy định dưới 50%.
Ông Nguyễn Văn Lịch cho biết, hiện nay tại trường tiểu học Suối Giàng (Văn Chấn), học sinh phải đóng 5.000 tiền ăn/tuần, 2.000đ/ tiền ăn/ tuần như vậy vẫn được coi là ăn sang, v́ có những nơi trong tỉnh này, học sinh chỉ có 2.000 đồng mà chi tiêu cho bữa ăn cả tuần (tức là chỉ có 714 đồng cho thức ăn một ngày, chưa đủ 1/5 mớ rau muống - PV). Ông Lịch cho biết, đối với học sinh bán trú nhiều khi 2.000 đồng, bố mẹ các em cũng không có tiền để đóng, đành màn gạo th́ mang ở nhà đi, củi tự lấy, hái rau rừng xuống nấu ăn.
Hiện trên địa bàn c̣n khoảng 16 điểm trường bán trú dân nuôi, được phân bố chủ yếu ở các xă vùng cao. “Theo quy định của ngành giáo dục, các cháu đi tới các điểm trường không quá 4 km đối với tiểu học, nhưng ở đây th́ ngoại lệ, có thể lên tới 10km. Suối Giàng là một trong những xă được chúng tôi xếp vào diện thuận lợi nhất về điểm trường bán trú mà c̣n như thế” ông Lịch cho biết.
Theo vị đứng đầu huyện này thông tin, hiện tại trên địa bàn có nhiều địa điểm trường mà muốn tới trường ô tô không vào được, đi bộ người b́nh thường phải mất hơn 10 tiếng đồng hồ, như các điểm trường tại xă Cát Thịnh.
Tại xă này, vẫn duy tŕ từ 1-2 cô giáo cắm bản phụ trách dạy các cháu từ lớp 1 đến lớp 5 (mỗi lớp vài cháu học xen lẫn), để mục đích các cháu học xong lớp 5 mới được học bán trú. Nhiều điểm trường các thầy cô phải làm thay nhiệm vụ bố mẹ như giặt quần áo, gội đầu, tắm…Những khó khăn như trên th́ không kể xiết.
|
Ông Nguyễn Văn Lịch, Bí thư huyện ủy Văn Chấn (Yên Bái): HS Suối Giàng đóng 5.000 đồng tiền ăn/ tuần như thế vẫn c̣n sang. Ảnh Xuân Trung |
Cô giáo gieo chữ suốt 18 năm vẫn chưa được biên chế
Thông tin với chúng tôi, ông Lịch cho biết, để đáp ứng tốt cho việc đảm bảo dạy và học th́ yếu tố chính sách cần được thay đổi và nới rộng hơn, như việc giáo viên dạy hợp đồng dài hạn mà chưa được biên chế.
“Tức là công sức họ gieo con chữ ở những nơi xa xôi hẻo lánh và nhiều gian nan như thế chưa được trả công xứng đáng. Huyện tôi có người đứng lớp 18 năm mà chưa được kư hợp đồng vĩnh viễn, họ muốn cống hiến tài năng và tâm huyết cho việc trồng người nhưng chưa được tạo điều kiện đúng mức. Như thế th́ khó mà cống hiến được” ông Lịch thẳng thắn nói về bất cập.
|
Phóng viên Báo GDVN đang tặng vào đeo cho từng em nhỏ từng những chiếc cặp tóc. Gần như chưa bao giờ các em có được một món quà như thế. Những dịp tặng quà của các nhà hảo tâm thế này là dịp động viên các em trong học tập. Ảnh Xuân Trung |
Theo ông Lịch, ngoài việc chế độ đăi ngộ giáo viên ra, việc chúng ta kêu gọi xă hội hóa trong khi địa phương có tới 70% hộ nghèo lại bắt phụ huynh hằng năm đóng nhiều khoản tiền, như thế là bất hợp lí.
Hơn nữa, theo ông Lịch, hiện chính sách giúp đỡ học sinh vùng cao của chúng ta c̣n tiến hành rất trậm, khiến học sinh đôi khi bị thiệt tḥi: “Hiện nay chúng tôi c̣n khoảng 4 tỷ chưa đưa về địa phương được (Bộ Tài chính chưa cấp về tỉnh, tỉnh chưa đưa về huyện) cho nên, có thể cuối năm hoặc sang năm mới cấp tiền hỗ trợ cho các cháu của năm nay. Có những cháu học xong rồi mang tiền đó về, bố mẹ mua gạo, mua thịt hết chứ không đầu tư cho con học tiếp. Đấy cũng là bất cập”.
Theo bản báo cáo mới nhất của UBND huyện Văn Chấn về việc Phát triển mô h́nh trường phổ thông dân tộc nội trú, th́ thấy rằng: Do thiếu pḥng ở nên học sinh ở rất chật chội.
B́nh quân 15 học sinh trên một pḥng không quá 20 mét vuông. Hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng được cho 62,6% nhu cầu nhà ở cho học sinh, c̣n lại phải ở nhờ nhà dân.
Tuy nhiên, bất cập trong phong tục tập quán giữa các dân tộc (người Mông không đi ở trọ nhà người Dao, người Dao rất khó đi ở trọ nhà người Tày, người Thái) khiến cho học sinh đôi khi không có chỗ ở mà đi học xa, từ đó việc bỏ học, lười đi học diễn ra nhiều lần.
|
HS Suối Giàng vui khi đón nhận những chiếc chong chóng đồ chơi - món quà nhỏ nhưng đầy ư nghĩa của
nhóm phóng viên Báo Giáo dục VN
|
Khó khăn của học sinh bán trú
Toàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) có 24 điểm trường, trong đó có 124 đơn vị trường, khoảng gần 34.000 học sinh. Riêng các cháu ở nội trú là khoảng 1.865.
Điều kiện kinh tế c̣n khó khăn của huyện Văn Chấn th́ quá rơ v́ nơi đây tập trung đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Toàn huyện có 31 xă và thị trấn, với dân số gần 15 vạn người (dân tộc Kinh 43%, Thái 24%, Tày 17%, Dao 9%, Mông 7%, c̣n lại các dân tộc khác).
Được biết, huyện Văn Chấn trong nhiều năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư cho giáo dục rất nhiều, nhưng thực tế con số 91% số cơ sở trường học được kiên cố hóa, nói là kiên cố hóa nhưng xung quanh pḥng học vẫn phải che chắn, c̣n lại trên 8% là lớp học tạm. Điển h́nh như các xă Thanh Lương, Thạch Lương, ở đây có khoảng 1000 hộ th́ có tới 700 hộ khó khăn.
C̣n rất nhiều nơi các em học sinh phải sống trong cảnh khốn khó như Suối Giàng. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nhà hảo tâm tổ chức nhiều chuyến đi từ thiện đến các vùng miền khác.
Ngay trong tuần này, Báo sẽ tiếp tục tổ chức đợt trao tiền, quà từ thiện đến vùng khó khăn hơn Suối Giàng thuộc huyện Văn Chấn, Yên Bái.
Mọi tấm ḷng hảo tâm xin được gửi về:
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, số 147 phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số tài khoản: 0541101464009, Ngân hàng Quân đội MB Thăng Long
Điện thoại: 0983.290677
Xuân Trung - Trần Nguyên