Các thương hiệu thời trang cao cấp hết thời và đi vào “dĩ văng” của phương Tây đang hồi sinh ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nơi chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của những người giàu mới nổi.
Mở đầu xu hướng “di cư” này là Aquascutum, thành lập vào năm 1951. Trong những năm 1950 và 1960, trang phục của Aquascutum là thứ không thể thiếu với các minh tinh điện ảnh. Tuy nhiên, thời hoàng kim của Aquascutum giờ không c̣n. Người tiêu dùng phương Tây không c̣n đoái hoái đến bất cứ sản phẩm nào của thương hiệu này.
Đến năm 2009, Aquascutum “nhập cư” tại Hong Kong khi công ty YGM Trading của vùng lănh thổ này giành được quyền sử dụng thương hiệu này. Chỉ sau vài năm hoạt động, YGM Trading gặt hái được thành công ngoài mong đợi với 59 cửa hàng Aquascutum ở Trung Quốc và 32 cửa hàng khác ở Hong Kong, Macau và Đài Loan.
Tiếp bước YGM Trading, công ty Trinity cũng có trụ sở tại Hong Kong tiến hành mua lại hàng loạt thương hiệu thời trang cao cấp nhưng hết thời của Anh và Italy để bán lại tại 330 cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Thành công nhất trong số các thương hiệu được mua lại của Trinity là Kent & Curwen, thương hiệu danh tiếng với các bộ đồng phục trường học, đồng phục câu lạc bộ và quần áo cho quân nhân từ năm 1926.
Sunny Wong, Giám đốc quản lư Trinity cho biết, nhiều khách hàng đến cửa hàng dành nhiều thời gian cho việc t́m hiểu thương hiệu hơn là thử quần áo.
“Nhiều người tỏ ra ṭ ṃ tới việc v́ sao một thương hiệu có thể tồn tại và vẫn hoạt động suốt hai thập kỷ hoặc hơn thế. V́ vậy, có thể nói, truyền thống lâu đời của các thương hiệu đă thực sự chinh phục người tiêu dùng Trung Quốc”, ông Sunny Wong nhấn mạnh.
Những thương hiệu thời trang lỗi thời của phương Tây phù hợp với tiêu chuẩn "thâm niên" của thương hiệu mà nhiều "thượng đế" Trung Quốc đặt ra.
Nhờ nắm bắt được tâm lư đó của các “thượng đế” Trung Quốc, Trinity thành công vang dội với 95 cửa hàng Kent & Curwen ở quốc gia này. Ngoài thương hiệu Kent & Curwen, Trinity cũng thu lợi rất lớn từ hăng Gieves & Hawkes, một công ty may mặc nổi tiếng của Anh. Công ty này h́nh thành từ năm 1771 và có ba giấy phép cung cấp trang phục cho gia đ́nh hoàng gia.
Thành công nối tiếp thành công, Trinity tiếp tục mua thương hiệu thời trang Cerrutti của Pháp. Thương hiệu này nổi tiếng trong những năm 1980, với các bộ trang phục được nhiều ngôi sao Hollywood như Michael Douglas, Richard Gere và Bruce Willis mặc trong các vai diễn của ḿnh. Tuy nhiên, tất cả đă đi vào dĩ văng. Cerrutti giờ bị các thương hiệu khác làm lu mờ.
Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện tại châu Âu, c̣n ở Trung Quốc, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, Trinity thu được tới 31 triệu USD nhờ các thương hiệu lỗi thời đó.
Khách hàng Trung Quốc rất ưa chuộng những thương hiệu thời trang lỗi mốt của phương Tây.
Lư giải cho sự thành công này, Vincent Lui, một chuyên gia của công ty tư vấn Boston Consulting Group đánh giá: “Người Trung Quốc quan tâm nhiều tới thương hiệu hơn các nước khác và thu nhập của họ đang ngày càng tăng lên trong khi kiến thức về hàng hiệu của họ th́ hạn chế. Điều này tạo nên cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc”.
Theo kết quả cuộc khảo sát do công ty Bain & Company tiến hành, Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ xa xỉ phẩm lớn thứ 3 thế giới vào năm 2014. Nếu tính cả các đặc khu hành chính như Hong Kong, Macau và vùng lănh thổ Đài Loan, thậm chí ngay trong năm nay, Trung Quốc có thể trở thành thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ phẩm lớn thứ 2.
Ông Liu nhấn mạnh thêm, dù khó hồi sinh tại những nơi khác nhưng các thương hiệu hết thời lại hoàn toàn có thể bắt đầu lại ở Trung Quốc bởi nước này có rất nhiều người giàu mới nổi và thêm vào đó là một văn hoá rất trọng thương hiệu và đẳng cấp.
Quan điểm của ông Liu phần nào được khẳng định qua lời chia sẻ của một người đàn ông họ Jiang: “Mức sống của người Trung Quốc giờ tăng lên rất nhanh nên chúng tôi muốn mua hàng từ các thương hiệu quốc tế. Đó là lư do tôi thường xuyên t́m hàng trên trang web của Kent & Curwen”.
Bích Diệp (theo Washington Times, AP)