Lịch sử 11 mùa giải chuyên nghiệp vừa qua ghi nhận sự tham dự của 23 đội bóng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, có 5 đội bóng đă không c̣n tồn tại nữa do giải thể hoặc chuyển giao, sáp nhập với các đội bóng khác. Đó là Ngân hàng Đông Á, Thể Công, Quân khu 4 , Thanh Hóa và mới nhất là HP.HN (xem bảng thống kê dưới đây).
Trong số này, cái tên xuất hiện ít lần nhất tại V-League là Quân khu 4. Thăng hạng chuyên nghiệp năm 2009, nhưng chỉ sau đúng một mùa giải chuyên nghiệp, đội bóng mặc áo lính Quân khu 4 đă chính thức bị xóa tên khi vào cuối mùa giải 2009, Bộ tư lệnh Quân khu 4 đă quyết định chuyển giao đội bóng cho Tập đoàn Đầu tư Sài G̣n. Kể từ đó cho đến nay, đội bóng mới được mang tên N.SG.
Tên tuổi hơn Quân khu 4 là Ngân hàng Đông Á. Tham dự V-League từ những ngày đầu tiên dưới cái tên CATP.HCM, đến mùa giải 2003 đội bóng được đổi tên thành Ngân hàng Đông Á. Sau lần cuối cùng tham dự V-League (năm 2004), CLB Ngân hàng Đông Á bị giải thể và được chuyển giao cho CLB Sơn ĐT.LA, trước khi trở thành CLB V.Ninh B́nh vào năm 2006.
Nổi tiếng nhất trong số những tên tuổi này phải kể tới Thể Công. Đội bóng giàu truyền thống bậc nhất VN đă có 6 mùa giải tham dự V-League trước khi được Bộ quốc pḥng giao cho Viettel quản lư sau khi kết thúc mùa giải 2009. Gần như ngay lập tức, Tổng công ty Viễn thông Quân đội đă chuyển giao đội bóng cho Thanh Hóa và kể từ đó cái tên Thể Công biến mất trên bản đồ bóng đá VN.
Và không thể không nhắc đến trường hợp “hồn Trương Ba da hàng thịt” của Thanh Hóa. Đội bóng xứ Thanh phải xuống hạng ở mùa giải 2009, nhưng cùng năm đó Thanh Hóa được Viettel chuyển giao cho đội Thể Công, dẫn tới việc đầu năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định giải tán đội bóng Thanh Hóa phải thi đấu ở giải hạng Nhất và chỉ duy tŕ đội bóng Thanh Hóa vừa được chuyển giao.
Cuối cùng, với việc các ông bầu của Ḥa Phát chính thức tuyên bố chuyển giao HP.HN cho HN.ACB, HP.HN đă trở thành cái tên thứ 5 biến mất khỏi V-League trong ṿng 11 năm qua.
Theo Thể Thao & Văn Hóa