Những hoạt động của ông Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường trong thời gian qua bắt đầu cho công luận quốc tế thấy được phần nào bộ mặt của thế hệ lănh đạo kế tiếp của Trung Quốc.
Phó Chủ tịch Tập Cận B́nh. (flickr: nznationalparty)
Tháng Tám vừa qua là một tháng bận rộn của ứng viên chủ tịch nước và thủ tướng tương lai Trung Quốc. Phó Chủ tịch Tập Cận B́nh, người được chọn để kế nhiệm chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đă đứng ra đón tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 19/8. Trong thời gian đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường cũng có chuyến đến thăm Hong Kong.
Bà Linda Jakobson, Giám đốc Chương tŕnh Đông Nam Á thuộc Viện Lowy Australia, cho biết đây không chỉ là cơ hội Trung Quốc giới thiệu cho thế giới biết đôi chút về hai lănh đạo tương lai của nước này mà cũng là để hai ông trải nghiệm và tiếp xúc với cộng đồng quốc tế.
Theo Giáo sư thỉnh giảng John Lee thuộc Đại học Sydney, mục đích của những hoạt động trên nhằm tạo ra một bước chuyển tiếp quyền lực nhịp nhàng trước công luận.
Nói cách khác, sự kiện trên là sự khởi đầu cho một chương tŕnh kế nhiệm được sắp đặt kỹ lưỡng. Sau gần một thập kỷ đương vị, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ rời khỏi vị trí chủ tịch nước và thủ tướng vào năm 2013. Từ nay tới đó, những người kế nhiệm tương lai sẽ tăng cường sự xuất hiện và từng bước cho thế giới cái nh́n rơ hơn về thế hệ lănh đạo mới của Trung Quốc.
Ông Lee nhận định: “Tôi nghĩ họ (ông Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường) muốn xuất hiện nổi bật trước công chúng, đặc biệt là với báo chí phương Tây nhằm tạo ấn tượng về một thế hệ lănh đạo thân thiện mới.”
Tuy nhiên, khuynh hướng chính trị của ông Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường sẽ chỉ thật sự được biết đến khi quyền lực chính thức được trao vào tay họ.
‘Thái tử’ Tập Cận B́nh
Trong ṿng hai thập kỷ gần đây, có thể thấy chính trường Trung Quốc có sự ủng hộ và nâng đỡ đối với thế hệ ‘thái tử’ – con cháu của các lăo thành cách mạng.
Ông Tập Cận B́nh, 58 tuổi, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân và cũng được xem là một ‘thái tử’. Chính v́ thế ông Tập có quan hệ thân thiết với giới lănh đạo và nhận được sự ủng hộ của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA).
Ông Tập Cận B́nh được đánh giá là ḥa đồng và thực tế nhất so với các ‘thái tử’ khác nên v́ thế, ông được tin tưởng là có khả năng hợp nhất các phe phái trong đảng cộng sản.
“Có nhiều tiếng nói khác nhau trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, gồm phe cánh tả, cánh hữu, bảo thủ và cấp tiến. V́ vậy, mâu thuẫn rất căng thẳng. Trong bối cảnh đó, một lănh đạo như ông Tập Cận B́nh là rất phù hợp v́ dường như phe nào cũng chấp nhận ông”, Giáo sư Yang Zhaohui, Đại học Bắc Kinh cho biết.
Sẽ không có cải cách
Ông Tập Cận B́nh và ứng viên cho ghế Thủ tướng Lư Khắc Cường đều chịu ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa. Gia đ́nh họ đều từng bị thanh trừng và phải sống ở vùng nông thôn trong một thời gian. Sau khi Đặng Tiểu B́nh lên nắm quyền và mở cửa lại các trường đại học, ông Tập theo học ngành kỹ thuật tại Đại học Thanh Hoa, rồi lấy bằng tiến sĩ. Ông Lư theo học tại Đại học Bắc Kinh và giao du với nhiều nhân vật cấp tiến cũng như tham gia vào hiệp hội sinh viên.
Mặc dù vậy, giới phân tích đánh giá ông Lư và chủ tịch tương lai sẽ khó có thể thực hiện bất cứ cải cách chính trị nào.
“Điểm chung là cả hai ông cùng tin tưởng vào việc tiếp tục cai trị bằng quyền lực và duy tŕ đơn đảng tại Trung Quốc. V́ vậy, tôi cho rằng sẽ không có nhiều thay đổi”, Giáo sư John Lee nói.
Giáo sư Willy Lam, tác giả của 5 quyển sách nổi tiếng về Trung Quốc, hiện đang giảng dạy tại khoa Trung Quốc học, Đại học Quốc tế Akita, Nhật Bản cho hay: “Những người kế nhiệm đă được chọn lựa một cách cẩn thận để thay thế những lănh đạo hiện tại v́ họ đáng tin cậy, bảo thủ và có thể đảm bảo đầu tầu quốc gia không bị nghiêng ngả.”
Giáo sư Lam khẳng định họ không hề được chọn v́ thành tích đổi mới hay mong muốn có một ‘đất nước Trung Hoa khác’.
Nhẹ tay hơn với trí thức tự do
Tuy nhiên theo bà Linda Jakobson, có thể có vài thay đổi trong giới hạn nhất định.
Đảm bảo b́nh ổn tại Trung Quốc là nhiệm vụ tối cao của đảng cộng sản và đó cũng là lư do việc đàn áp không nương tay đối với những cuộc bạo động của người thiểu số sẽ c̣n tiếp diễn dưới sự lănh đạo mới. Dù vậy, những nhà hoạt động chính trị tại Bắc Kinh sẽ được nương nhẹ hơn v́ những lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn một cuộc nổi dậy mạnh mẽ hơn.
“Tôi nghĩ rằng ông Lư Khắc Cường sẽ nương nhẹ hơn đối với những người có tư tưởng khác biệt và trí thức tự do”, bà Linda Jakobson nói.
Chính sách ngoại giao cứng rắn
Về chính sách ngoại giao, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Lư Khắc Cường có thể thay đổi đường lối hiện nay.
Được biết con gái của ông Lư Khắc Cường hiện đang theo học tại Đại học Harvard và ông cũng là người mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Thế nhưng, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể quả quyết rằng việc tăng cường ảnh hưởng đối với chính sách ngoại giao sẽ làm hạn chế vai tṛ lănh đạo nhân dân.
“Vấn đề ở chỗ PLA ngày càng có ảnh hưởng hơn và thế hệ lănh đạo mới có thể sẽ càng có ít tiếng nói hơn trong việc ngăn chặn những tướng tá PLA chứng tỏ bản thân ḿnh. Như vậy, viễn cảnh về một quan hệ tốt đẹp hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không có vẻ sáng sủa lắm”, Giáo sư John Lee nhận định.
Ông Willy Wo-lap Lam cũng cho rằng chính sách ngoại giao của ông Hồ Cẩm Đào và kế hoạch phô diễn sức mạnh đầy tham vọng của Trung Quốc sẽ được tiếp tục.
Ông nói: “Với việc hai hay ba hàng không mẫu hạm nữa được sản xuất trong thập niên tiếp theo, tôi nghĩ chính sách quân đội, kinh tế và an ninh của Trung Quốc sẽ c̣n ‘hiếu chiến’ hơn”.
Theo ông, cạnh tranh và bất đồng có thể sẽ c̣n bị đẩy lên cao hơn, đặc biệt là những nước có tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc như Nhật Bản, Phillippines, Việt Nam… Bên cạnh đó, rất có thể mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á Thái B́nh Dương sẽ xấu đi v́ những kế hoạch tăng cường sức mạnh của thế hệ lănh đạo mới.
‘Buông rèm nhiếp chính’?
Sau khi trao lại chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước, ông Hồ Cẩm Đào vẫn sẽ tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, thống lĩnh tối cao của đảng đối với các lực lượng vũ trang Trung Quốc.
Giáo sư Lam giải thích rằng sự sắp đặt này nhằm đảm bảo các chính sách được tiếp tục thực hiện và xét cho cùng, ông Hồ Cầm Đào đă có 19 năm trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị nên là người dày dặn kinh nghiệm. Tuy vậy, theo ông, quan hệ của ông Hồ với những tướng lĩnh cao cấp trong PLA không được mật thiết bằng ứng viên Chủ tịch Tập Cận B́nh nên có khả năng ông Tập sẽ nhận được sự ủng hộ của các tướng lĩnh kỳ cựu và khiến ông Hồ rời khỏi Quân Ủy Trung Ương sau một vài năm ông này rời Bộ Chính trị.
“V́ vậy, có vẻ là ông Tập Cận B́nh sẽ là người toàn quyền quyết định về chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc”, giáo sư Lam kết luận.
Bayvut