Quốc hội Australia nghe điều trần về vụ Securency
Từ Australia's central bank officials under parliamentary spotlight
Tiền polymer của Úc (ABC)
Uy tín của Ngân hàng Trung Ương Australia (RBA) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu RBA thực sự có liên quan đến vụ hối lộ của công ty in tiền Securency.
Trong năm 2009, báo chí Australia liên tục đăng tin Công ty Securency bị nghi ngờ đưa hối lộ để giành được hợp đồng sản xuất tiền polymer ở Malaysia, Nigeria và Việt Nam trong thời gian từ năm 1999 - 2005. Trong thời gian gần đây, bảy nhân vật có liên quan đă bị Australia truy tố.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Ngân hàng Trung Ương Australia (RBA) nắm giữ 50% cổ phần của Securency - đơn vị chủ quản của công ty in tiền Note Printing Australia (NPA) vốn liên quan đến cáo buộc hối lộ.
Tại buổi điều trần của Quốc hội Australia vào cuối tuần trước liên quan đến vấn đề trên, các quan chức của RBA bị chất vấn về việc tại sao NPA không chuyển vụ việc sang cho cảnh sát điều tra khi công ty này sa thải các nhân viên môi giới liên quan tới vụ hối lộ in tiền năm 2007.
Trả lời chất vấn, Phó Thống đốc RBA Battellino cho biết vào năm 2007, RBA đă thực hiện kiểm toán Securency và NPA.
Tuy nhiên, các cuộc kiểm toán do công ty luật độc lập Freehills thực hiện không t́m thấy chứng cứ nào cho thấy công ty này đă vi phạm luật pháp.
Giải tŕnh về việc sa thải nhân viên, ông cho biết trước đó, hội đồng quản trị NPA đă cảm thấy ‘bất măn’ về các chính sách của công ty. Sau đó công ty này sa thải một số nhân viên môi giới có cung cách làm việc tắc trách.
Bên cạnh đó, các nhân viên kiểm toán cũng đưa ra một số đề nghị, trong đó có việc cho nhân viên môi giới của NPA nghỉ việc và NPA phải thực hiện một cuộc điều tra để bảo đảm rằng hoạt động của công ty này là không vi phạm luật pháp Australia.
Vẫn theo lời ông Battellino, RBA không hay biết về việc nhân viên môi giới làm việc cho cả NPA lẫn Securency bởi điều này đi ngược lại với chính sách của NPA.
RBA cũng khẳng định không hề biết về các cáo buộc tham nhũng của Securency cho tới năm 2009, khi báo The Age đăng tải những thông tin vụ việc.
Sau đó, Securency đă có cuộc kiểm toán thứ hai vào cuối năm 2009. Kết quả kiểm toán cho thấy ban giám đốc công ty đă không trung thực với hội đồng quản trị và t́m cách che giấu thông tin.
Hội đồng Quản trị Securency đă sa thải ban giám đốc và đ́nh chỉ việc sử dụng các nhân viên môi giới.
Thống đốc RBA cho cho rằng nếu Hội đồng Quản trị Securency biết được một số thông tin trong cuộc kiểm toán đầu tiên th́ họ đă có những kết luận khác so với với kết luận được đưa ra vào năm 2007.
Ông nhận định: “Tôi nghĩ rằng hội đồng quản trị của hai công ty Securency và NPA đă hành động hợp lư dựa trên những thông tin có được và những lời tư vấn nhận được”.
Cần theo dơi chặt chẽ cách hành xử của RBA
Trước đó, cựu Thẩm phán Roger Gyles, Chủ tịch Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) chuyên theo dơi tệ nạn tham nhũng trên toàn cầu cho hay công luận cần theo dơi chặt chẽ việc RBA xử lư những cáo buộc tham nhũng liên quan tới hai công ty Securency và NPA.
Theo ôngng Gyles, cần phải t́m hiểu kỹ lưỡng việc RBA quyết định không thông báo vụ việc cho giới chức trách khi các cáo buộc tham nhũng lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2007.
Nguồn: bayvut.com.au
|