Đồng yên mạnh khiến nước Nhật vừa “sướng” vừa “khổ”.
Tóm tắt:
- Quư 2/2011, các công ty Nhật dành 26,6 tỷ USD cho hoạt động thâu tóm & sáp nhập, mức chi tiêu cao nhất trong 3 năm.
- Kinh tế Nhật sẽ tiếp tục khó khăn nếu triển vọng kinh tế thế giới đi xuống
Trong nỗ lực b́nh ổn thị trường, quan chức hàng đầu chính phủ Nhật bàn đến vấn đề đồng yên tăng giá quá mạnh trong buổi họp khẩn cấp vào tuần trước ngay cả sau khi hăng đồ uống lớn của Nhật công bố vụ thâu tóm mới nhờ lợi thế đồng yên mạnh.
Sự tương phản về quan điểm giữa quan chức chính phủ Nhật về đồng yên mạnh và sự lạc quan của tập đoàn Asahi trong thương vụ 1,3 tỷ USD để thâu tóm công ty đồ uống New Zealand cho thấy đồng yên mạnh khiến nước Nhật vừa “sướng” vừa “khổ” như thế nào.
Được nhà đầu tư coi như công cụ đầu tư an toàn, đồng yên đă bị đẩy lên mức giá cao nhất tính từ thời Hậu chiến tranh Thế giới thứ hai trong bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu và lo lắng xung quanh t́nh h́nh kinh tế Mỹ trở nên căng thẳng hơn. Sự lên giá của đồng tiền tác động xấu đến nền kinh tế Nhật vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và gây áp lực lên TTCK Nhật.
Đồng yên mạnh tác động xấu đến các công ty xuất khẩu Nhật bởi nó khiến hàng hóa của Nhật trở nên mất sức cạnh tranh tại thị trường nước ngoài; lợi nhuận của các công ty xuất khẩu khi đổi sang đồng yên cũng giảm đi. Mỗi khi đồng yên lên giá thêm 1 yên/USD, Toyota Motor mất khoảng 30 tỷ yên lợi nhuận quư.
Cùng lúc đó, đồng yên mạnh cải thiện sức mua của các công ty Nhật tại nước ngoài, lợi thế rơ nhất mà các tập đoàn của Nhật đang được hưởng. Ngày thứ năm, Asahi mua công ty Independent Liquor của New Zealand với giá 97,6 tỷ yên tương đương 1,3 tỷ USD, hăng đồ uống này cố gắng tăng doanh thu ở nước ngoài để bù lại cho việc thị trường nội địa ngày một tăng trưởng kém.
Ông Tsuyoshi Ueno, chuyên gia kinh tế trưởng tại NLI Research Institute ở Tokyo, cho rằng chính phủ Nhật cần tập trung nhiều hơn vào điểm tích cực của đồng yên mạnh và giải quyết yếu tố tiêu cực.
Trong thư gửi khách hàng, ông viết: “Áp lực nâng giá của đồng yên sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới và ngay cả nếu đồng yên có suy yếu tạm thời, sẽ chẳng có ǵ thay đổi được sự thật rằng mỗi khi triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu, đồng yên sẽ tăng giá. Để thoát khỏi chu tŕnh này, Nhật cần xây dựng được nền kinh tế và các ngành kinh tế không chỉ tồn tại với đồng yên mạnh mà c̣n phát triển với nó.” Ông tin Nhật cần phát triển ngành mới, ví như chăm sóc sức khỏe cho người già và t́m kiếm cơ hội ở nước ngoài.”
Asashi, hăng sản xuất loại bia bán chạy nhất tại Nhật, trong ngày thứ Năm công bố sẽ mua lại công ty đồ uống Flavoured Beverages của New
Zealand để bổ sung thêm sản phẩm mới và tăng doanh thu tại thị trường ngoài Nhật.
Trước đó, đối thủ Kirin, cũng công bố mua cổ phần kiểm soát tại Schincariol, một hăng đồ uống của Braxi với giá 2,6 tỷ USD.
Trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào cuối tháng 6/2011, các công ty Nhật dành 26,6 tỷ USD cho hoạt động thâu tóm & sáp nhập, mức chi tiêu cao nhất trong 3 năm.
Đáng nói, công ty Nhật vẫn mạnh chi bất chấp hậu quả của của động đất và sóng thần tại Nhật vào tháng 3/2011.
Ông Kotaro Masuda, người đứng đầu Viện thương mại và đầu tư quốc tế, trong nghiên cứu mới nhất đă có đề cập đến hoạt động mua bán & sáp nhập: “Khi đồng yên trong xu thế tăng giá, nó tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A. Các công ty cũng có thể ngừa rủi ro tiền tệ bằng cách đa dạng hoạt động sản xuất ra nước ngoài.”
Trong khi đó, cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách Nhật phản ứng theo cách hoảng sợ nhiều hơn việc tính đến yếu tố tích cực. Khả năng các công ty Nhật chuyển sản xuất ra nước ngoài cũng chẳng đủ để làm giảm sự lo lắng.
2 tuần trước, chính phủ Nhật chi tiêu khoảng 4,5 ngh́n tỷ yên để ngăn đồng yên tăng giá cao kỷ lục trên thị trường tiền tệ, họ bán đồng yên và mua đồng USD trong nỗ lực làm yếu đồng yên.
Dù đồng yên hạ nhẹ sau động thái trên, sau đó lại tăng giá trở lại. Đến cuối ngày thứ Sáu tuần trước, đồng yên lập mức cao kỷ lục tính từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai 75,95 yên/USD.
5 năm qua, đồng USD đă mất 33% giá trị so với đồng yên. Các chuyên gia phân tích đặt câu hỏi liệu Nhật có thể ứng phó với việc ngăn đồng yên tăng giá, miễn nhà đầu tư toàn cầu coi nó như tài sản an toàn. Cũng đáng để quan tâm khi đồng yên Nhật, nước khốn khổ với tăng trưởng kinh tế kém và nợ công cao, được coi như công cụ an toàn đối với khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Phần lớn nợ của Nhật do nhà đầu tư nội địa kém, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật thấp hơn nhiều so với nhiều nước công nghiệp khác, lạm phát không tồn tại, mọi yếu tố tích cực đối với đồng yên. Số liệu mới nhất cho thấy xuất khẩu Nhật tháng 7/2011 đi xuống mạnh hơn rất nhiều so với tính toán của giới chuyên gia.
Ông Cameron Umetsu, chuyên gia kinh tế cao cấp tại UBS, tin hoạt động tái thiết đất nước và sản xuất công nghiệp hồi phục sẽ hỗ trợ quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên sự đi xuống của kinh tế thế giới không khỏi mang đến thay đổi gây ngạc nhiên đối với nền kinh tế vốn nhạy với xuất khẩu của Nhật.
Ngọc Diệp
Theo TTVN