Trong đục có trong, trong buồn có vui, không phải cuộc đời này chỉ toàn những thứ khiến người ta đau ḷng. Minh Hằng nhiều lần kể lại câu chuyện trên xe buưt ngày 17/7, v́ rằng bị kẻ nào đó đánh trong lúc bị tống lên xe buưt nên khi lên xe rồi, Minh Hằng mới điên tiết túm lấy ngực áo một gă đeo băng đỏ, chưa kịp chu chéo méo dừa th́ bất chợt nh́n thấy đôi mắt mọng nước của một chú cảnh sát cơ động trên xe đang đứng nh́n những thanh niên bị đám an ninh hung hăn đeo băng đỏ bóp cổ, bẻ tay lôi lên xe, thấy phụ nữ lẫn trẻ em bị xô đẩy thô bạo đang gào lên phẫn nộ, thấy con gái Lê Dũng kêu khóc khi bố bị đánh, thấy những người biểu t́nh trong hoạn nạn vẫn lăn xả vào để bảo vệ lẫn nhau… thế là sự phẫn nộ đang bừng bừng trong hắn lập tức trùng ngay xuống...
*
Tháng tám mùa thu trong thơ th́ xanh thắm, c̣n tháng tám ngoài đời th́ nắng chói nắng chang và nóng rát khiến mặt người đen sạm và mồ hôi ướt đầm lưng áo. Thế mà ai cũng vẫn bảo là may thế! Giời phù hộ, cứ đến sáng chủ nhật lại không mưa.
Ai đó hỏi tôi:
- Chị đi đâu về thế?
Tôi trả lời:
- Đi biểu t́nh về!
Hay là chào bố trước khi đi:
- Con đi biểu t́nh đây.
Ừ! Chả nhẽ lại nói chị vừa đi tụ tập về hay là con đi tụ tập đây à?
Nhắc lại chuyện này v́ sáng ngày 14/8 vừa qua, người biểu t́nh ngạc nhiên khi lại nghe thấy tiếng loa từ trên xe cảnh sát nhắc lại những quy định về tụ tập ǵ đó. Tuy nhiên volum không lớn lắm, lại lúc đọc lúc không.
Nhưng cảnh sát họ đọc cái này cho ai nghe vậy?
Nhất định là họ không thể nói chơi, nói vu vơ được. Nói cho người dân đi thăm thú, chơi bời quanh Hồ Gươm nghe th́ chắc không phải rồi. Nói cho đoàn biểu t́nh nghe th́ cũng lại không phải nốt. Lănh đạo công an thành phố vừa họp báo khẳng định rơ ràng rồi nhé, báo in đăng hẳn hoi nhé, thiên hạ đều biết cả: Đây là biểu t́nh yêu nước! Vậy th́ cái loa kia nói cho ai nghe thế?
Thôi th́ việc ai người nấy làm, nhưng kể cũng hơi bực ḿnh. Lại thêm chuyện hai tay công an áo vàng đi xe máy chuyên dụng đứng dưới ḷng đường phố Hàng Khay, có cái máy ǵ đó phát ra thứ tiếng ồn đáng ghét quá. Một số người c̣n đang ngó nghiêng xác định xem nó là cái ǵ, phát ra từ đâu th́ một cô gái xinh xinh từ trong đoàn biểu t́nh bước xuống ḷng đường đi đến gần hai tay này. Cô í nói ǵ đó tôi không biết v́ lúc đó ồn ào lắm, chỉ thấy qua cử chỉ rất chi là dứt khoát và mạnh mẽ của cô í th́ cái tiếng ong ong khó chịu kia mới im liền sau đó. Hoặc là mọi người đang đứng trật tự trên vỉa hè th́ xe ô tô cảnh sát lại trờ tới đỗ sát đoàn biểu t́nh. Thoạt đầu bà con ta không để ư, nhưng qua mấy lần th́ một số người kêu lên:
- A! Họ cố t́nh che biểu ngữ không cho người đi đường đọc được đấy.
Lạ thật! Nếu họ làm thế th́ chỉ che được một cái chứ làm sao che được tất cả? Hàng trăm con người đang không ngừng hô thông điệp từ những tấm biểu ngữ kia làm sao không ai nghe thấy cho được?
Tôi tự hỏi: Họ - những viên cảnh sát ấy- họ làm như vậy để làm ǵ? Đă khoác trên người trang phục của cảnh sát, tại sao họ không làm những việc đó một cách đàng hoàng, công khai với những đối tượng cụ thể mà lại cứ phải làm ngấm ngầm như thế? Động cơ của họ là ǵ vậy?
Không chỉ có vậy, c̣n có cả những loại người trà trộn vào đoàn biểu t́nh chỉ để giả vờ hăng hái cầm hộ biểu ngữ cho bà con ta tranh thủ nghỉ tay uống nước là cầm biểu ngữ biến mất. Nhiều người than phiền về chuyện bị mất cờ, mất biểu ngữ trong những t́nh huống như thế, nhưng rơ ràng càng ngày số lượng biểu ngữ càng nhiều hơn, nội dung phong phú hơn, in đẹp hơn.
Cũng như những lần trước thôi, sau một ṿng đi chậm quanh hồ hô hét cũng gần hết buổi sáng, cuộc biểu t́nh kết thúc sau bài hát quốc ca tại Đài cảm tử. Một số người chúng tôi chưa về ngay mà ghé vào quán giải khát ngay ở phía sau tượng đài, định bụng uống cốc nước lạnh cho đỡ khô cổ. Lúc đầu mấy cô phục vụ nhiệt t́nh bê hết ghế ra cho chúng tôi ngồi, hỏi ai uống ǵ. Nhưng chờ măi chả thấy nhà quán mang nước ra, rồi tự nhiên thấy mọi người kéo nhau đứng hết cả dậy:
- Đi thôi, đi thôi bà con ơi, quán được lệnh của công an “không được bán nước”!
Vài người chả hiểu mô tê ǵ, ngơ ngác hỏi nhau:
- Sao thế, không bán hàng à?
- Công an chỉ đạo không được bán nước cho người yêu nước!
Tôi bỗng nhớ lại chuyện nhất loạt các xe buưt bỏ bến ḥng không để người biểu t́nh lên xe sau khi đi bộ hàng cây số dưới trời nắng gắt hôm 17/7. C̣n hôm nay th́ quán giải khát đang bán hàng lại từ chối bán cho người biểu t́nh sau khi đă tận t́nh bê ghế ra mời ngồi.
Ra thế! Hóa ra mọi sự đều có nguyên do chứ chả phải ngẫu nhiên.
Phải xuất phát từ ḷng căm thù hoặc căm ghét ai đó đến thế nào, người ta mới không từ cả những tṛ tiểu nhân để trả thù cho bơ tức. Vậy th́ ai là người căm ghét những người biểu t́nh chúng tôi đến thế? Cái mong muốn chống kẻ thù xâm lược và bảo vệ Tổ quốc của người biểu t́nh có thể làm tổn hại cho những ai? Cho những anh lái xe buưt ư? Hay cho những cô gái phục vụ trong quán giải khát kia? Ai mà lại có thể hằn học với đồng bào ḿnh như thế? Ai mà lại sung sướng hả hê với đ̣n trả thù vặt này thế?
Vừa đọc câu thách đối của bác Gốc Sậy: Không bán nước cho người yêu nước.
Ṭ ṃ về câu đối lại quá.
Trong đục có trong, trong buồn có vui, không phải cuộc đời này chỉ toàn những thứ khiến người ta đau ḷng. Minh Hằng nhiều lần kể lại câu chuyện trên xe buưt ngày 17/7, v́ rằng bị kẻ nào đó đánh trong lúc bị tống lên xe buưt nên khi lên xe rồi, Minh Hằng mới điên tiết túm lấy ngực áo một gă đeo băng đỏ, chưa kịp chu chéo méo dừa th́ bất chợt nh́n thấy đôi mắt mọng nước của một chú cảnh sát cơ động trên xe đang đứng nh́n những thanh niên bị đám an ninh hung hăn đeo băng đỏ bóp cổ, bẻ tay lôi lên xe, thấy phụ nữ lẫn trẻ em bị xô đẩy thô bạo đang gào lên phẫn nộ, thấy con gái Lê Dũng kêu khóc khi bố bị đánh, thấy những người biểu t́nh trong hoạn nạn vẫn lăn xả vào để bảo vệ lẫn nhau…thế là sự phẫn nộ đang bừng bừng trong hắn lập tức trùng ngay xuống.
Sau này xem lại những h́nh ảnh được ghi lại vào ngày hôm đó, tôi không thấy đôi mắt ngấn lệ của người CSCĐ đă khiến Minh Hằng xúc động, nhưng thấy đôi mắt vẫn c̣n đỏ hoe của bé Chíp con Lê Dũng lúc đă ngồi trên xe, thấy ở dưới đường bố cháu Tố Uyên cùng với bác Vinh Anh và một số người mải xông vào cứu cậu Phương mà không biết ở phía sau hai đứa con của ḿnh đă bị bắt lên xe từ lúc nảo lúc nào. Mẹ Tố Uyên kể cho tôi nghe khi quay ra không thấy các con đâu, ông bố liền gọi điện về cho vợ báo tin: chúng nó bắt các con ḿnh rồi em ạ. Tôi nghe mà cười ra nước mắt.
Khi đă cùng chịu đựng gian khổ với nhau, cái t́nh giữa những người biểu t́nh dường như càng ngày càng gắn bó hơn, tinh thần cũng kiên cường hơn chứ không nản ḷng như có người từng lo lắng. Sáng 14/8, khi nh́n thấy Đức xoăn mặt mũi bơ phờ trên sân vườn hoa Lư Thái Tổ, tôi hỏi th́ cháu bảo bị đau chân, nhớ mọi người quá nên ra hô cùng mọi người một tư thôi chứ không đi cùng được. Thế mà dọc đường nghe thấy tiếng cậu chàng hô ra rả, tôi ngạc nhiên quay lại thấy cậu ta ôm loa trước ngực đang mải miết hô. Bác Gốc Sậy c̣n chụp được cả h́nh cu cậu ôm một lúc cả hai cái loa mới máu chứ. Vậy là rốt cục vẫn đi cùng với đoàn từ đầu đến cuối buổi đấy. Hăng thế!
Không đi được như Đức xoăn, Thúy Hạnh phải nằm bẹp ở nhà v́ bị chảy máu dạ dầy, cô ấy nhắn tin: “Cho em gửi trọn ḷng ḿnh theo bước chân và tiếng hô của những người tuần hành sáng mai”. B́nh thường tôi không thích những pha mùi mẫn nhưng với Thúy Hạnh th́ tôi rất quư mến cái lửa bên trong sự dịu dàng, đôn hậu của cô ấy.
Vợ chồng cô giáo Vân Anh đang ở Đà Nẵng gọi điện cho tôi, nhờ chủ nhật này hô khẩu hiệu hộ cho vợ chồng cô ấy với. Đến lúc đang hô rần rần ở ngoài Bờ Hồ th́ Vân Anh sốt ruột gọi điện về hỏi thăm t́nh h́nh, tôi cho cháu nghe tiếng hô vang dội của bà con ta qua điện thoại cho hắn yên tâm và phấn khởi. Vân Anh c̣n mách anh chồng cứ đ̣i về sớm để c̣n kịp ra Bờ Hồ với bà con ḿnh. Đường c̣n dài mà, anh bạn trẻ!
C̣n nhiều lắm những điều khiến tôi rất cảm động, sức ḿnh mới ngoài năm mươi cái xuân xanh đôi lúc đă thấy mỏi, vậy mà nhiều bác tuổi ngoài sáu mươi, bảy mươi hầu như chẳng hề vắng mặt buổi nào. Có người con không phải của Hà Nội khi trời c̣n mờ sáng đă xe máy đường trường cả trăm cây số về Hà Nội để được biểu t́nh. Có người con Hà Nội đi làm ăn xa cũng hàng trăm cây số vẫn cố bắt tàu về nhà vào sáng chủ nhật, để chỉ kịp hôn vợ hôn con một cái rồi phóng xe ngay ra Bờ Hồ với đoàn biểu t́nh để rồi đến tối lại trở lại nhà ga…Sức mạnh thiêng liêng nào cho già trẻ, gái trai chúng con sát cánh lại bên nhau trong những ngày tháng qua như thế!
Xin được cải lời tí chút câu của bác nhà thơ Chính Hữu trong bài Đường ra mặt trận:
Sung sướng bao nhiêu: Tôi là đồng đội,
Của những người đi... biểu t́nh hôm nay.
Hà Nội ngày 16/8/2011
Dan Lam Bao