Hôm nay, 17/08/2011, phó tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du Trung Quốc trong ṿng 5 ngày. Chuyến đi này lẽ ra được tiến hành vào tháng Bẩy nhưng đă bị lùi lại do vấn đề nợ của Hoa Kỳ và đây cũng chính là trọng tâm của cuộc viếng thăm.
Phó tổng thống Joe Biden và phó chủ tịch Vương Kỳ Sơn (Reuters)
Washington muốn trấn an Bắc Kinh, làm dịu đi bầu không khí căng thẳng sau những chỉ trích mạnh mẽ của Trung Quốc về vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách của Mỹ. Đồng thời, phó tổng thống Joe Biden sẽ nhân cơ hội này để gặp ông Tập Cận B́nh, người được coi là lănh đạo số một của Trung Quốc trong tương lai.
Trước tiên là vấn đề kinh tế. Trong những ngày qua, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đă không ngớt lời phê phán Mỹ, đặc biệt là những tranh căi, bất đồng kéo dài giữa Nhà Trắng và Nghị viện liên quan việc nâng mức trần nợ công. Thỏa thuận này chỉ đạt được vào giờ phút chót ngày 02/08. Bắc Kinh, chủ nợ số một của Washington, hiện nắm trong tay khoảng 1.160 tỷ đô la công khố phiếu của Mỹ, đă tố cáo Hoa Kỳ « phụ thuộc vào nợ » và làm cho đồng đô la bị suy yếu đi. Hậu quả là Trung Quốc bị thiệt tḥi.
Theo giáo sư Hứa Thiết Binh, thuộc đại học Truyền thông Trung Quốc, th́ chủ đề này gây tranh luận gay gắt trong công luận và giới chuyên gia Trung Quốc. Một số người cực đoan cho rằng Mỹ có âm mưu, đă giăng bẫy và Trung Quốc rơi vào cái bẫy này, không thoát ra được. Một số người khác tỏ thái độ thực dụng hơn với lập luận là nếu đô la yếu, th́ tốt hơn hết là đầu tư vào euro hoặc yên Nhật Bản.
Tuy nhiên, ông Joe Biden đến Trung Quốc không phải chỉ để nghe những lời chỉ trích và t́m cách trấn an Bắc Kinh. Mặc dù vừa bị hạ điểm về khả năng thanh toán nợ, cho dù cuộc tranh căi về nợ cũng như về cắt giảm ngân sách giữa các phe phái tại Nghị viện Hoa Kỳ có gay go, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn đứng hàng đầu thế giới và Trung Quốc không thể có được một đối tác nào vững chắc hơn để thay thế Mỹ.
Hơn nữa, theo bà Lael Brainard, thứ trưởng bộ Tài chính Hoa Kỳ, phụ trách các vấn đề quốc tế, th́ Mỹ vẫn có một nền kinh tế « uyển chuyển nhất » và « sáng tạo nhất » thế giới. Bà cho biết thêm là phó tổng thống Biden sẽ đề cập đến việc đồng nhân dân tệ bị ḱm giữ ở mức quá thấp và ông sẽ hối thúc Bắc Kinh có chính sách khuyến khích giới trung lưu Trung Quốc đẩy mạnh tiêu thụ, thay v́ chỉ chú trọng đến việc xuất khẩu các sản phẩm giá rẻ. Trung Quốc cần phải có một chiến lược coi nhu cầu tiêu thụ nội địa là động lực của tăng trưởng.
Về mặt chính trị, ông Joe Biden thăm Trung Quốc là theo lời mời của ông Tập Cận B́nh, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương, phó chủ tịch nước. Đây là dịp để Washington t́m hiểu thêm nhân vật hầu như ít biết đến trong giới lănh đạo chính trị Mỹ nhưng gần như chắc chắn trở thành lănh đạo số một Trung Quốc sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, được tổ chức vào năm tới, 2012.
Ông Tony Blinken, cố vấn an ninh quốc gia của phó tổng thống Mỹ nói thẳng là qua việc tiếp xúc với ông Tập Cận B́nh, Hoa Kỳ « đầu tư vào tương lai quan hệ Mỹ-Trung ».
Cho đến nay, lập trường của ông Tập Cận B́nh về các vấn đề trong quan hệ Mỹ-Trung vẫn là một ẩn số đối với Washington.
Theo bà Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ở Washington, th́ ông Tập Cận B́nh thuộc thế hệ quen thuộc với thế giới bên ngoài hơn, nhưng cũng có tinh thần dân tộc chủ nghĩa hơn. Mặt khác, nhân vật này sẽ thận trọng, không tỏ rơ thái độ của ḿnh trước khi thực sự lên nắm quyền lănh đạo Trung Quốc kể từ năm 2013.
Nhà Trắng cho biết là phó tổng thống Mỹ sẽ không ngần ngại bày tỏ mối quan ngại về t́nh trạng nhân quyền tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington cũng chấp nhận nhượng bộ Bắc Kinh trong vấn đề Đài Loan. Trước chuyến đi của phó tổng thống Joe Biden, chính quyền Washington dường như từ chối đơn đặt hàng của Đài Loan muốn mua 66 máy bay tiêm kích F16 C/D, với lư do không muốn gây căng thẳng với Trung Quốc.
theo rfi