Dù ít được nhắc đến trên thị trường vũ khí thế giới bằng các cường quốc xuất khẩu vũ khí như Mỹ, Nga, Anh, Pháp... nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có một nền công nghiệp quốc pḥng phát triển khá mạnh.
Trong lĩnh vực tên lửa chống tăng, dù chỉ bắt đầu nghiên cứu phát triển nội địa loại vũ khí này từ những năm 1990 nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đă có trong tay những loại tên lửa chống tăng có tính năng không kém các nước khác trên thế giới.
Tên lửa chống tăng cá nhân OMTAS
OMTAS là loại tên lửa chống tăng cá nhân tầm trung được phát triển bởi sự hợp tác của hai công ty Thổ Nhĩ Kỳ Rocketsan và Aselsan từ năm 2009, trong đó Aselsan chịu trách nhiệm thiết kế đầu ḍ hồng ngoại loại không cần làm mát cho tên lửa.
Một hệ thống hoàn thiện của OMTAS bao gồm một tên lửa được đặt trong ống phóng, cũng có chức năng ống bảo quản và một hệ thống điều khiển kèm máy ngắm và giá ba chân. Toàn bộ hệ thống này có cân nặng 55 kg, trong đó hệ thống điều khiển và giá có tổng khối lượng 20 kg.
Tên lửa chống tăng OMTAS cùng ống phóng, cũng đóng vai tṛ ống bảo quản.
Tên lửa OMTAS dài 1,68m, có đường kính 160mm, nặng 35kg. Kích cỡ này khá lớn so với một số loại tên lửa có tính năng tương đương như Kornet-E của Nga (dài 1,2m, đường kính 152 mm, nặng 29 kg) hay BGM-71E của Mỹ (dài 1,51m, đường kính 152 mm, nặng 22,6 kg).
Nó được trang bị một đầu nổ hai lượng nổ (tandem) giúp tên lửa có khả năng chống lại các mục tiêu bọc giáp phản ứng nổ.
Trang bị một động cơ đẩy nhiên liệu rắn sử dụng nhiên liệu HTPB (Hydroxy Terminate polybutadiene), tên lửa OMTAS có tầm bắn từ 200 - 4.000m, thậm chí, nó c̣n có khả năng tấn công vào nóc các loại xe tăng tương tự loại tên lửa nổi tiếng FGM-148 Javelin của Hoa Kỳ.
Sơ đồ cấu tạo hệ thống tên lửa OMTAS gồm tên lửa và bộ điều khiển.
Bộ điều khiển của OMTAS bao gồm một camera ảnh nhiệt, một camera thường dùng cho dẫn đường TV, một la bàn số và máy đo xa laser.
Bộ điều khiển này có thể tháo rời và hoạt động độc lập với tên lửa với vai tṛ một thiết bị quan sát thông thường.
Khi bắn trên chiến trường, xạ thủ có thể bắn OMTAS với các chế độ tự động hoàn toàn (chế độ bắn và quên) hay chế độ có điều khiển của xạ thủ.
Sơ đồ cấu tạo phiên bản KMTAS với khả năng tương tự tên lửa FGM-148 Javelin của Mỹ.
Ngoài việc phóng từ giá phóng ba chân, OMTAS cũng có thể phóng từ những bệ phóng gắn trên các loại xe trinh sát, xe thiết giáp.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang phát triển một phiên bản hạng nhẹ của OMTAS với tên KMTAS có thể phóng trong tư thế vác vai (giống như Javelin của Mỹ hay Eryx của Pháp), tầm bắn 2.500m và cũng có khả năng tấn công vào nóc xe tăng.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đă hoàn tất các thử nghiệm với tên lửa OMTAS và loại tên lửa này sẽ được sản xuất hàng loạt và trang bị cho lục quân Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm 2013.
Tên lửa chống tăng tầm xa UMTAS
Tên lửa UMTAS được phát triển theo một thỏa thuận trị giá 30,5 triệu USD giữa Bộ Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ năm 2005.
Tên lửa UMTAS có rất nhiều phụ tùng sử dụng chung với tên lửa OMTAS như đầu ḍ hồng ngoại, đầu đạn tandem, hệ thống dẫn truyền thông tin hai chiều giữa tên lửa và xạ thủ.
Giá phóng tên lửa UMTAS loại gắn trên các tầu cao tốc tấn công hay tầu tuần duyên.
Dù mục đích sử dụng chính của UMTAS là bắn từ trực thăng, loại tên lửa này cũng có thể gắn trên giá phóng đa năng để có thể phóng từ các vị trí pḥng thủ hay các tầu tuần duyên.
Tên lửa chống tăng dẫn đường laser bán chủ động Cirit
Mặc dù có h́nh dạng tương tự như loại rocket Hydra 70 mm của Mỹ, nhưng Cirit lại khác hoàn toàn với các loại rocket có điều khiển được phát triển từ rocket Hydra trong chương tŕnh APKWS của nước này.
Tên lửa chống tăng Cirit có h́nh dáng tương tự loại rocket Hydra của Mỹ.
Tên lửa Cirit được công ty Rocketsan phát triển hoàn toàn mới với mục đích ban đầu có thể tạo ra các loại tên lửa chống tăng có khả năng phóng từ các thùng phóng rocket Hydra nhóm LAU hay M vốn đă được trang bị sẵn trên trực thăng AH-1W của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, với chiều dài lên tới 1,9m, dài hơn khá nhiều so với các thùng rocket cũ nên công ty cũng đă phải nghiên cứu chế tạo luôn cả ống phóng mới cho Cirit. Mỗi ống phóng loại này sẽ chứa từ hai đến bốn tên lửa Cirit trong t́nh trạng được bao kín hoàn toàn để tránh các tác động của môi trường.
Các ống phóng mang hai tên lửa và bốn tên lửa (góc phải, phía dưới) có thể được gắn rất linh hoạt trên trực thăng cùng các loại vũ khí khác.
Tên lửa Cirit có khối lượng phóng 15 kg, được trang bị một đầu nổ tandem có khả năng xuyên tới 250 mm thép sau giáp phản ứng nổ. Tên lửa có tầm bắn từ 1.500 - 8.000m và được dẫn đường bằng đầu do laser bán chủ động, nghĩa là trong suốt hành tŕnh bay, mục tiêu cần tiêu diệt phải luôn được chiếu laser th́ tên lửa mới có khả năng đánh trúng.
Mặc dù vậy, xác suất đánh trúng mục tiêu của Cirit qua các thử nghiệm đều rất cao. Tên lửa thậm chí có thể đánh trúng một mục tiêu xe bọc thép chạy với vận tốc 60 km/h khi được phóng đi từ một chiếc máy bay AH-1W Super Cobra đang bay với vận tốc 220 km/h.
Máy bay trực thăng AH-1W Super Cobra đang bắn thử tên lửa Cirit.
Ngoài đầu đạn chống tăng, Cirit có thể trang bị các đầu đạn văng mảnh chống bộ binh hay đầu đạn cháy để phù hợp với từng loại nhiệm vụ.
Hiện tại, tên lửa Cirit cũng đă vượt qua toàn bộ các bài thử nghiệm phức tạp và sẽ được trang bị hàng loạt vào năm 2012. Ngoài máy bay AH-1W và T-129, Cirit c̣n có khả năng tích hợp lên một số loại máy bay khác như EC-635 của Eurocopter, mở đường cho các khả năng xuất khẩu của loại tên lửa này. Tag: Vũ khí chống tăng, tên lửa chống tăng
An Thái - ĐấtViệt