Có những đứa trẻ bị chối bỏ khi chưa nên h́nh hài, cũng có đứa sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau vẫn bị bỏ rơi bên đường, trong thùng rác. Và xem ra ngày càng nhiều những trường hợp như thế...
Những năm gần đây, dường như người ta nghe nhiều hơn những câu chuyện về trẻ em bị bỏ rơi: vứt con ngoài băi cỏ; cho con vào bọc đen rồi bỏ… thùng rác; đẻ con trong nhà vệ sinh công ty…
Một bé vừa bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại trung tâm nhân đạo Quê Hương (Ảnh: bee.net.vn)
Việc công nhân dăm bữa nửa tháng lại dắt nhau đi "giải quyết" là chuyện thường ngày ở các khu công nghiệp. Mầm sống bị bức tử từ khi c̣n trứng nước đă đáng bị lên án nhưng những đứa bé sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau vẫn bị mẹ chúng vứt bỏ một cách tàn nhẫn th́ chẳng có lời nào có thể diễn tả được.
Muôn vàn cách chối bỏ con
Anh Nguyễn Văn Thành, bảo vệ Trung tâm Bảo trợ xă hội tỉnh Vĩnh Long kể lại trên báo nguoiduatin, lúc 3h sáng, ngày 19/6/2011, trong lúc đi kiểm tra cổng anh phát hiện một bé trai khoảng hơn một tháng tuổi được đặt vào một chiếc giỏ xách, bên trong có quấn tă, khăn và bộ quần áo của mẹ cho êm. Anh lập tức bồng bé đến pḥng y tế để kiểm tra sức khỏe rồi chạy ra ngoài dáo dác t́m người bỏ con nhưng không thấy. Lát sau, giữa đêm tối thanh vắng có ánh đèn xe máy chạy vào. Đoán có thể là mẹ của cháu bé, anh Thành gặng hỏi nhưng người này nói đi lạc đường. Đứa bé chính thức rời xa mẹ từ giây phút ấy.
Ngày 12/1/2011, Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận An, B́nh Dương có một nữ công nhân (23 tuổi, tạm trú tại xă B́nh Ḥa, huyện Thuận An, B́nh Dương) vượt cạn xong tại khoa sản, bé trai nặng gần 3 kg, rất kháu khỉnh. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau, cô công nhân này đă bỏ lại đứa con rồi trốn đi.
Có đứa bé vừa sinh ra đă bị mẹ vứt ngoài băi rác, kiến bu đỏ người. "Nếu những người đàn bà đi lượm bao ni lông không kịp nhặt lên th́ đứa bé này đă bị kiến cắn chết rồi” - ông Phan Văn Bảy, Phó Giám đốc Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, huyện Dĩ An - B́nh Dương chia sẻ trên báo NLĐ số đăng ngày 29/11/2010 về một bé bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tại Trung tâm.
Trung tâm Nhân đạo Quê Hương nằm gần nhiều KCN như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, B́nh Chuẩn... nên việc tiếp nhận những đứa trẻ bị bỏ rơi có mẹ là công nhân KCN là chuyện thường.
Một trường hợp khác, chiều 29/6/2008, tại khu vực cống Ba Ḅ (P. B́nh Chiểu, Thủ Đức, TP.HCM), người dân đă phát hiện một thi thể trẻ bé trai sơ sinh bị thả trôi theo ḍng nước.
Theo suy đoán của một số người dân, có thể đây là con của những công nhân từ phía thượng nguồn cống Ba Ḅ - nơi có rất nhiều Khu công nghiệp như Sóng Thần, Dĩ An…V́ trước đó, người dân đă nhiều lần phát hiện trẻ sơ sinh bị chôn vùi dọc theo tuyến kênh Ba Ḅ.
Một công nhân vệ sinh của một tổ thu gom rác dân lập ở Q. G̣ Vấp (TP.HCM) kể với VietNamNet rằng anh đă nhiều lần phát hiện xác những đứa trẻ sơ sinh bị vứt bỏ trong những thùng rác hay các băi tập trung rác. Có lần đi gom rác tại một khu phố có rất đông công nhân ở trọ, anh phát hiện một đứa trẻ c̣n vương đầy máu, dây rốn vẫn chưa cắt bị bỏ trong một cái bọc vải nhỏ.
Thiếu thốn hay buông thả?
Bà Vơ Thị Thu Hà, Chủ tịch hội Liên Hiệp phụ nữ xă Phú Quới, huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long chia sẻ trên báo Người đưa tin: "Cả xă không có đủ chỗ vui chơi giải trí, trong khi công nhân lại rất đông. Thiếu sân chơi, xa nhà, khao khát t́nh cảm dẫn đến nhiều bạn trẻ t́m đến t́nh yêu rồi quan hệ t́nh dục mà không biết biện pháp an toàn. V́ vậy, mỗi năm số trẻ em bị mẹ mang thai ngoài ư muốn bỏ đi lại tăng thêm".
Trong quá tŕnh thực tế và tiếp xúc với nhiều công nhân, báo Công an nhân dân online đă trích những ḍng tâm sự nhói ḷng của một số công nhân ngành thủy sản ở quận Tân Phú (TP.HCM) : “Muốn coi báo để giải trí lắm nhưng tiền đâu mua? Các đội chiếu phim lưu động, ca nhạc quần chúng chỉ phục vụ vùng sâu, vùng xa chứ có phục vụ công nhân bao giờ? Nếu có th́ cũng năm th́ mười họa!". Tuấn, một công nhân ngành in đùa mà thật: "Nếu có thể, hăy cho chúng tôi tiếp xúc miễn phí với sách báo, bao cao su, thuốc ngừa thai… Chứ bỏ tiền mua th́ khó khăn quá…".
Để hạn chế t́nh trạng nam nữ công nhân sống thử, quan hệ buông thả, nữ công nhân bỏ việc hoạt động mại dâm rồi dẫn đến mang thai, phá thai, bỏ con… cần có những chính sách phù hợp. Việc điều chỉnh lương để công nhân có sức tái lao động sản xuất, xứng đáng với hao phí sức lao động họ bỏ ra là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần phải tạo đời sống văn hoá lành mạnh cho công nhân sau những buổi làm việc mệt nhọc. Đó là nguyện vọng chính đáng của mỗi công nhân.
Điều 94 Bộ luật H́nh sự: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, th́ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. |
Mẫn Chi (Tổng hợp)