Nguyễn Cao Kỳ và chuyến đi đầu tiên "để biết quê ḿnh"
Ngày 29/1/2004, một nhóm phóng viên đă cùng tham gia chuyến đi Sơn Tây của ông Nguyễn Cao Kỳ. Lần đầu tiên trở lại quê hương, ông nhận ra: "Trước kia, ḿnh cứ tưởng là cái ǵ ḿnh cũng biết nhưng hoá ra không phải như vậy". Ngày 23/7/2011, ông đă qua đời tại Malaysia ở tuổi 81 khi chưa hoàn thành tâm nguyện trở về định cư ở Việt Nam. Xin đăng lại ghi chép của phóng viên trong chuyến đi năm đó.
Ông Nguyễn Cao Kỳ cùng bạn cũ lễ Phật.
"V́ họ hàng ở Sơn Tây chẳng c̣n ai thực sự thân thích, ruột rà nên bác ấy không ghé thăm khu phố cũ nữa" - chị Vân (Trần Hồng), con gái riêng của bà Kim (người vợ thứ ba) của ông Nguyễn Cao Kỳ giải thích với phóng viên. Trong ngày 29/1/2004, ông Nguyễn Cao Kỳ và thân quyến đă dành hết thời gian để thắp hương, lễ Phật tại chùa Mía, chùa Tây Phương, chùa Thầy...
"Đi hết năm châu nhưng chưa biết hết quê hương ḿnh"
Ngôi chùa đầu tiên mà ông và bà Lê Kim (cùng con gái và mấy người cháu của bà) và hai người bạn cũ thời trường Bưởi là chùa Mía, nằm gần trung tâm thị xă Sơn Tây. Nét mặt ông rạng rỡ khi nh́n thấy có một số người nhận ra ḿnh. Có người hỏi: "Ông có phải là người xă Đường Lâm không?", ông trả lời cởi mở như một ông già ở gần đó ra phố có người hỏi chuyện ḿnh: "Không, tôi người Mai Chai", lại có người hỏi: "Ông có phải con ông huyện Sành, huyện Sỏi?". "Không, ông Sành, ông Sỏi là chú tôi. Lúc trước tôi có một ông anh ở đây gọi là ông Lư Hoà, các ông có biết không". Có vài ba người hỏi đến cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên: "Thấy cô ấy lên h́nh đẹp lắm, mừng quá, ông đă về đây, bây giờ là phải hoà hợp. Trước khi về đây ông có thấy lo lắng không?". Ông cười: "Kỳ Duyên đang ở bên Mỹ... Đúng rồi, bây giờ mọi người đều phải hoà hợp...". Những người bạn ông tiếp lời: "Về Việt Nam th́ có ǵ mà phải lo". Mọi người cùng cười, cởi mở: "Quê hương là chùm khế ngọt, phú quư vi cố hương". Gia đ́nh ông ai cũng thắp hương, lễ bái, cầu nguyện, c̣n ông nh́n không chớp mắt những ngôi tượng rất đẹp và nghe chăm chú những lời thuyết minh giới thiệu về tích Phật.
Ông Kỳ nói rằng đây là lần đầu tiên ông đến chùa Mía dù ông sinh ra ở đây. "Trước kia, ḿnh cứ tưởng là cái ǵ ḿnh cũng biết nhưng hoá ra không phải như vậy. Đây là lần đầu tiên tôi đến chùa Mía. Cũng tại v́ tôi ra Hà Nội từ khi c̣n rất nhỏ, lớn lên có đi về th́ cũng không có thời giờ để đi thăm những chốn chùa chiền như thế này. Về lần này, biết là quê ḿnh có rất nhiều danh lam, thắng cảnh, chùa chiền nên bỏ một ngày đi xem, nhờ đó mà nh́n thấy tận mắt những điều mà trước đó ḿnh chỉ biết qua sách vở. C̣n về triết lư đạo Phật th́ Phật tử nào mà không biết. Ví dụ như câu chuyện về ông Thiện, ông Ác chẳng hạn... 75 tuổi, đi tứ xứ, đi khắp năm châu bốn bể nhưng lại không biết quê hương ḿnh th́ thật là thiếu sót". Ông nói. Sơn Tây cách đây hơn 50 năm ông đi bộ một chút đă hết, giờ đi ôtô 20 phút cũng chưa qua một ṿng thị xă.
"Tôi thích thơ Quang Dũng"
Ông Nguyễn Cao Kỳ đặc biệt thích thú trước ngôi tượng Tuyết Sơn và những mái ngói cong tại ở chùa Tây Phương. “Đẹp quá!" Ông xuưt xoa phân tích từng đường nét của tượng và kiến trúc của chùa với vợ ḿnh. Nh́n ông và những người bạn già thời trường Bưởi đi bên nhau, khó mà h́nh dung được rằng, ba mươi năm trước, một người là phó tổng thống bên kia chiến tuyến, c̣n hai người là những trí thức Hà Nội đă từng bao lần đem vợ con về quê sơ tán v́ bom đạn. Đứng dưới mái ngói cong cong của chùa Tây Phương, cách lư hương lớn có vài bước chân, khói hương nghi ngút, buổi chiều Sơn Tây bỗng trở nên trầm ấm lạ thường khi họ cùng hoà giọng vào nhau đọc bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây" của Quang Dũng.
Đôi mắt người Sơn Tây/U uẩn chiều lưu lạc/Buồn viễn xứ khôn khuây/... Vầng trán em vương trời quê hương/Mắt em d́u dịu buồn Tây phương/Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/Em có bao giờ em nhớ thương.../ Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.../Bao giờ ta gặp em lần nữa/Ngày ấy thanh b́nh chắc nở hoa....
Ông Nguyễn Cao Kỳ rưng rưng ngày trở lại quê hương. Ảnh AFP
Dứt cơn hồi tưởng, ông Tài bạn ông Kỳ nói nhỏ với phóng viên: "Hôm mới rồi đây chúng tôi bạn cũ trường Bưởi hồi trước gồm hai mươi mấy người gặp nhau vui lắm. Mấy năm gần đây, chúng tôi thường thư từ với nhau. Chúng tôi cũng động viên ông ấy: "Đất nước đổi mới rồi, chúng nó tuyên truyền nhảm th́ kệ, cứ về đây với chúng tôi. Bao nhiêu tướng tá cũ về nhiều lắm. Bây giờ là bạn cả mà. Ông ấy c̣n gặp lại "cố nhân" nữa kia. Người ấy vẫn giữ được nét xinh đẹp của học tṛ trường Bưởi xưa dù đă bảy mấy tuổi rồi. Bà Kim cười: "Ở bên kia th́ cứ nhắc "cố nhân" miết. Về gặp rồi th́ không thấy nói tới nói lui ǵ nữa". Ông Tài cười: "Già rồi gặp nhau dễ "tan mơ" lắm. Họ lại nhắc những kỷ niệm ngày xưa của học tṛ trường Bưởi. Lại nhắc thơ Quang Dũng, Hữu Loan, nhạc Đoàn Chuẩn, giọng ca Ngọc Bảo... Ông cười: "Thời năm mấy, thế hệ bọn tôi hồi đó mê mấy người đó lắm...".
"Nước chè xanh nấu thế này th́ chán quá"
Nghe người bán hàng quà vặt ở chùa Tây Phương mời uống chè xanh, ông Kỳ hào hứng cầm một bát, nhưng vừa nhấp một ngụm, ông nhăn mặt: "Nhạt quá, nguội quá. Chè xanh ngon là đậm, thơm mùi gừng, bưng chén nước, hơi nóng phả vào mặt". Cũng có thể v́ ấn tượng về bát chè xanh của quá văng mà khi đến chùa Thầy, ông Kỳ đă săm soi măi ly chè xanh trên tay mấy phóng viên nhưng không gọi uống. Cho đến khi cả đoàn dừng lại quán bún ốc trước cửa chùa th́ ông nh́n một cách thích thú nhưng không ăn: "Bún ốc nấu cho đúng kiểu ngon lắm". Hỏi: "Ông thích món ăn của miền nào?", ông đáp: "Miền nào cũng thích, miễn là phải nấu ngon và nấu đúng kiểu". Và ông cười rất tự tin khi có người hỏi ḿnh về gu mặc: "Không quan trọng là mặc như thế nào mà quan trọng hơn là ḿnh phải có dáng đẹp để mặc đẹp. Tôi tự hào là ḿnh đẹp lăo".
Những câu chuyện đời thường của bạn bè và những người khách thập phương nơi cửa chùa đă khiến cho chuyến đi về cửa thiền của cựu phó tổng thống chính quyền bên kia chiến tuyến cách đây 30 năm trở nên vui vẻ và đầm ấm, như bầt kỳ người Việt xa quê nào trở về thăm cố hương.
Đất nước đổi mới rồi, chúng nó tuyên truyền nhảm th́ kệ, cứ về đây với chúng tôi. Bao nhiêu tướng tá cũ về nhiều lắm.
Hèn chi mà nước Mỹ lâm vào t́nh trạng kinh tế kiệt quệ như ngày nay v́ một phần là do người già lănh trợ cấp tại Mỹ rồi về Việt nam tiêu xài
Thật tội cho nước Mỹ
Tôi nhớ những ngày đầu khi đặt chân đến trại tị nạn th́ miệng mồm người nào cũng đều nói chúng tôi tị nạn chính trị Cộng sản để được đến Mỹ định cư
Giờ th́ những người già này hoàn toàn trái ngược
Ôi đúng là dân chúng tôi !!!
Thằng khốn nạn ăn cơm quốc gia rồi đi ăn cứt cộng sản c̣n rủ theo vợ con nó về VN ăn cứt chung, c̣n cộng sản VN thích rác hải ngoại cở nào cũng thơm nào là Kỳ Duyên được gọi là chị tân bóc là đệ nhất MC, Jeniffer Phạm khoe vú ăn tiền, Minh Tuyết không hở rún không ca được, Tuyết Mai làm điếm trăm thằng đại gia ở Mỷ về VN củng ngồi trên đầu cán ngố, tất cả ca sỉ rác rưới hải ngoại hết thời về VN th́ được cán ngố thần tượng hóa, nhà nước VN chắc sẻ làm lể truy điệu long trọng cho thằng phản lại chiến hửu cộng đồng tỵ nạn người Việt hải ngoại.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.