Tướng Trần Bỉnh Đức tuyên bố: Tàu sân bay Varyag sẽ chỉ nhằm đích huấn luyện và tên lửa DF-21D chỉ để pḥng ngự.
Tờ Nhật báo Trung Quốc cho biết tàu sân bay Varyag sẽ chỉ phục vụ chủ yếu như một tàu đào tạo phi công cũng như thủy thủ đoàn phục vụ trên boong tàu sân bay.
Tờ báo này cũng dẫn nguồn tin trong chính phủ cho biết Varyag sẽ được thử nghiệm vào đầu tháng 8 hoặc cuối năm nay. Tuy nhiên thời điểm chính xác cũng như địa điểm tiến hành vẫn chưa được tiết lộ.
Bài viết của Nhật Báo Trung Quốc cũng cho hay một chiếc tàu sân bay khác cũng đang được đóng tại Thượng Hải. Tuy nhiên không có nhiều chi tiết được tiết lộ xung quanh chiếc tàu sân bay này.
Tàu sân bay Varyag chỉ sử dụng cho mục đích huấn luyện?
Tướng Trần Bỉnh Đức, tham mưu trưởng của quân đội Trung Quốc cũng trả lời Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, Đô đốc Mullen trong chuyến thăm của ông tới Trung Quốc cho biết chiếc tàu sân bay Varyag sẽ là một công cụ hữu ích cho Trung Quốc: "Những người bạn Mỹ đều biết rằng Trung Quốc đă mua lại một chiếc tàu sân bay cũ Varyag từ Ukraine. Chiếc Varyag rất có ích cho những nghiên cứu của Trung Quốc".
Trang tin China Defense Mashup cũng dẫn lời tướng Đức cho hay trước khi mua lại Varyag, Trung Quốc cũng đă mua lại 2 tàu sân bay khác của Nga là Minsk và Kiev nhằm mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, 2 chiếc tàu sân bay này đă được xây dựng thành công viên.
Trang tin trên cũng cho hay Trung Quốc đă xây dựng chủ trương về tàu sân bay được ông Liu Huaqing, một cựu lănh đạo quân đội Trung Quốc đề xuất từ những năm 1970. Tuy nhiên, sau năm 1998 Trung Quốc mới bắt đầu hành động thực tế để sở hữu tàu sân bay.
Nhận xét về việc Trung Quốc đóng tàu sân bay, tướng Đức cho biết: "Trung Quốc là một quốc gia lớn, chúng tôi có rất nhiều tàu tuy nhiên vẫn chỉ là những tàu nhỏ, chưa tương xứng với tầm vóc của một đất nước như Trung Quốc". "Có 11 chiếc tàu sân bay như nước Mỹ mới thực sự là một quyền lực trên thế giới", tướng Đức nói.
Hồi đầu tháng 6, tướng Trần Bỉnh Đức cũng xác nhận với truyền thông Hong Kong rằng Trung Quốc đang thực sự đóng một tàu sân bay. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang cố gắng mở rộng các hoạt động hải quân ở khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương, vốn nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ từ thế chiến 2.
Chi phí để xây dựng một tàu sân bay tầm trung tương tự như tàu sân bay lớp Kuznetsov của Nga vào khoảng 2 tỉ USD. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đóng ít nhất 2 chiếc tàu dạng này.
"Tên lửa DF-21D chỉ để pḥng ngự"
Chiếc tàu sân bay sẽ làm tăng thêm mối lo ngại về hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Trong tuần vừa qua, Trung Quốc đă chứng tỏ sức mạnh cơ bắp của ḿnh bằng những hành động gây hấn ở biển Đông, khu vực tranh chấp của Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines và Đài Loan trong nhiều năm qua.
Trung Quốc cũng đang tiến hành các nghiên cứu về hệ thống tên lửa đạn đạo nhằm vào các mục tiêu di động như tàu sân bay của Mỹ, vốn được Washington gửi tới Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết:"Những tên lửa đạn đạo vẫn trong quá tŕnh thử nghiệm và sẽ được sử dụng với mục đích pḥng ngự chức không phải với mục đích tấn công. Đây là một vũ khí công nghệ cao nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc t́m kiếm tài trợ cũng như các khó khăn trong công nghệ và nhân sự".
Tướng Trần Bỉnh Đức nhận xét công nghệ quân sự của Trung Quốc chỉ tương tự như những ǵ nước Mỹ sử dụng từ 20 năm đến 30 năm trước.
Thanh An (theo Reuters, China Defense Mashup)