- Thông tư mới nhất của Bộ Công thương bổ sung quy định về thủ tục nhập khẩu ô tô mới dưới 9 chỗ có tính chất không khác ǵ một lệnh cấm đối với các nhà nhập khẩu không chính hăng. Trong khi đó, VAMA có lư do để ăn mừng…
Không c̣n ô tô nhập khẩu “ngoài luồng”
Tinh đến hết năm 2009, Việt Nam đă có hơn 1.700 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu ô tô (số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam). Các cơ quan nhà nước, cụ thể là Cục Đăng kiểm không có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra năng lực, quy mô và trách nhiệm của các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô. Do đó, không có cơ quan nào giám sát việc bảo đảm quyền lợi của khách hàng.
Trên thực tế, trong đợt triệu hồi xe Toyota toàn cầu cách đây vài năm do lỗi chân ga, quyền lợi của nhiều khách hàng mua xe nhập khẩu không chính hăng tại Việt Nam đă bị bỏ quên, khi không thể ràng buộc trách nhiệm với bất cứ doanh nghiệp nào (chỉ có duy nhất một doanh nghiệp nhập khẩu độc lập tổ chức sửa chữa và thay thế tại Việt Nam).
Các salon độc lập thường thu gom xe tại các thị trường nước ngoài, sau đó nhập về Việt Nam. Do không có kế hoạch đặt hàng tại chính hăng sản xuất hoặc nhà phân phối ở nước ngoài, nên cũng không có hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ hậu măi… từ chính hăng. Từ đó, việc mua linh kiện thay thế, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của salon nhập khẩu, chứ không có ràng buộc về pháp lí.
Ngoài ra, một thực tế không thể phủ nhận là có rất nhiều nhà nhập khẩu chỉ có showroom bán hàng mà không có xưởng dịch vụ và không có khả năng cung cấp linh kiện chính hăng, đúng chủng loại cho xe cần sửa chữa, thay thế.
Chính v́ vậy, sự ra đời của Thông tư 20/2011/TT-BCT là tín hiệu mừng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi có quy định rơ hơn về trách nhiệm của các nhập khẩu đối với khách hàng. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩm một nguy cơ khác: sự độc quyền nhập khẩu dẫn đến khả năng lũng đoạn giá trên thị trường.
Thị trường mất tính cạnh tranh
Khi một nhà phân phối được ủy quyền đă có mặt tại Việt Nam, không một nhà phân phối nào khác nằm trong hệ thống phân phối toàn cầu của chính hăng có thể cung cấp sản phẩm vào Việt Nam.
Mẫu Toyota Yaris do TMV nhập khẩu chính hăng
Khi đă có Toyota Việt Nam (TMV) nhập khẩu và phân phối chính hăng xe Toyota tại Việt Nam, không một nhà phân phối nào khác, như Toyota USA, Toyota Trung Đông hay Toyota Đài Loan, được tập đoàn mẹ là Toyota Nhật Bản cấp phép phân phối sản phẩm cho các doanh nghiệp nhập khẩu độc lập tại Việt Nam.
Nắm giấy uỷ quyền nhập khẩu và phân phối xe chính hăng tại Việt Nam hiện chia thành 2 nhóm. Một là các liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô như Toyota Việt Nam, Mercedes-Benz Việt Nam... - các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Hai là các đại lư có giấy phép nhập khẩu chính hăng như Euro Auto phân phối xe BMW, World Auto phân phối xe Volkswagen, VinaMazda phân phối xe Mazda…
Thông tư 20/2011 của Bộ Công thương sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng các sản phẩm chính hăng, được hưởng dịch vụ bảo hành, sửa chữa, cung cấp linh kiện từ các đại lí đủ tŕnh độ và năng lực do chính hăng ủy nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, khi không c̣n các đối thủ cạnh tranh nhập khẩu tự do, khó đảm bảo rằng các nhà nhập khẩu chính hăng không lợi dụng sự độc quyền để đưa ra các mức giá bán cao hơn giá trị thực tế, vin vào những lí do như chi phí sản xuất, quản lí, trượt giá… trong khi người tiêu dùng có ít lựa chọn.
Ví dụ, một chiếc Land Cruiser Prado 2011 do TMV phân phối có giá bán 1,923 tỷ đồng (xấp xỉ 92.000 USD, theo tỷ giá b́nh quân liên ngân hàng ngày 18/5/2011 là 20.673 VND/USD), trong khi chiếc xe tương tự được các salon tự do rao giá bán 88.000 - 90.000 USD với nhiều trang bị hơn. Tương tự, xe Honda Accord 3.5 nhập từ Mỹ được các salon tự do bán với giá khoảng 75.000 USD, th́ Honda Việt Nam phân phối với giá 1,71 tỷ đồng (tương đương 82.000 USD), hàng nhập từ Thái Lan.
Nhập khẩu - Hướng đi của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?
Các liên doanh lắp ráp và sản xuât ô tô trong nước đều đang có xu hướng tăng nhập khẩu xe từ các nhà máy tại Đông Nam Á, chứ không c̣n tập trung lắp ráp và sản xuất trong nước.
TMV đă nhập khẩu xe Yaris, Land Cruiser Prado 2011. HVN nhập khẩu xe Honda Accord. Nissan Việt Nam nhập Navara. Mitsubishi nhập Pajero. Hầu hết các sản phẩm này hầu hết có xuất xứ Thái Lan.
Hiện tại, Thái Lan được coi là công xưởng lớn nhất của ngành ô tô không chỉ tại Đông Nam Á mà c̣n trên thế giới, làm bàn đạp để các nhà sản xuất tiến vào khu vực thị trường ASEAN, trong đó có Việt Nam, với tỷ lệ nội địa hóa thừa sức đáp ứng được yêu cầu 40% của AFTA để được hưởng thuế suất nhập khẩu bằng 0 vào năm 2018.
Toyota hiện sản xuất pick-up để tiêu thụ trên toàn thế giới tại Thái Lan. Ford đă quyết định đầu tư thêm 800 triệu USD để nâng cấp cho dây chuyền lắp ráp xe Ranger và xe Focus thế hệ mới. Mitsubishi (Nhật) công bố khoản đầu tư mới 532 triệu USD cho nhà máy thứ 3 chuyên sản xuất ô tô chạy điện i-MiEV. Nissan đă tung ra thị trường sản phẩm xe sinh thái March với vốn đầu tư hơn 168 triệu USD. General Motors (Mỹ) cũng thông báo kế hoạch đầu tư 12 triệu USD cho hệ thống thiết bị phụ trợ ô tô tại cơ sở lắp ráp ở tỉnh Rayong, miền Đông Thái Lan… Và Volkswagen, sau một thời gian cân nhắc, cũng đă quyết định chọn Malaysia để lắp ráp và sản xuất các sản phẩm của ḿnh tại khu vực ASEAN.
Giấc mơ về một ḍng xe chiến lược "Made in Vietnam" đang càng trở nên xa vời.
theo dantri