Trong buổi gặp gỡ báo giới sáng 25/4, anh Ari Roland, trưởng nhóm tứ tấu jazz nổi tiếng Hoa Kỳ, khẳng định jazz có thể được chơi bằng bất cứ nhạc cụ nào chứ không chỉ saxophone, loại nhạc cụ đặc trưng của ḍng nhạc đậm chất Mỹ này.
"Trong tour lưu diễn này, chúng tôi sẽ đến 11 nước và vùng lănh thổ. Tuy nhiên, Việt Nam có vị trí đặc biệt v́ lần đầu tiên chúng tôi được đặt chân đến đây. Nhóm đă lên kế hoạch đến Việt Nam từ cách đây hai năm, gửi đi 200 cái mail và bây giờ mới thực hiện được v́ nhiều lư do. Tôi nghĩ, hai đêm biểu diễn tại Hà Nội và TP HCM sẽ rất thú vị nhờ sự kết hợp với các loại nhạc cụ dân tộc như đàn đáy, đàn tranh… Mọi người thường nghĩ jazz chỉ chơi được với saxophone, thực ra jazz có thể chơi bằng bất cứ nhạc cụ nào", nghệ sĩ Ari cho biết.
- Nhóm sẽ thể hiện ca khúc Việt nào trong đêm diễn, thưa anh?
- Chúng tôi đă có buổi tập dượt với các nghệ sĩ Việt Nam như saxophone Trần Mạnh Tuấn, hát xẩm Kim Luyên, đàn đáy Anh Tấn, đàn tranh Hiếu Lam…, đă tập được bài Qua cầu gió bay và Trống cơm. Có thể chúng tôi sẽ biểu diễn những ca khúc này.
- Trong quá tŕnh lưu diễn khắp thế giới, nhóm đă phát triển nhạc jazz như thế nào?
- Nhạc jazz ra đời tại Mỹ nhưng không phải "của người Mỹ" mà là "cho người Mỹ". Nó được tạo nên từ nhiều thành phần dân tộc khác nhau và đến giờ vẫn phát triển theo cách đó. Khi đến mỗi nước, chúng tôi đều kết hợp jazz với những đặc trưng âm nhạc dân tộc của nước đó. Chẳng hạn ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thể hiện jazz với sự êm dịu, da diết của nhạc Việt.
- Dù ǵ th́ jazz cũng không phải loại nhạc phổ biến như pop, rock. Nhóm có ư định đưa jazz gần hơn với pop, rock để thu hút khán giả không?
- Đúng là pop, rock phổ biến hơn, nhưng mỗi loại h́nh đều có khán giả riêng và chúng tôi không định biến hóa jazz thành một thứ ǵ khác để lôi kéo khán giả. Hơn nữa, khán giả pop, rock vẫn có thể thích jazz, cũng giống như bạn có thể thích phong cách của nhiều nhà văn khác nhau. C̣n làm thế nào để đưa jazz đến với đông đảo công chúng hơn ư? Khi chơi nhạc, chúng tôi luôn đưa vào chương tŕnh một vài tác phẩm quen thuộc mà cả thế giới đều biết, để khán giả làm quen với jazz trước.
Nhóm Ami Roland tại TLSQ Mỹ sáng 25/4.
- Tại sao nhóm lại chọn theo đuổi ḍng nhạc jazz cổ điển khi đă ở vào thế kỷ 21?
- Nhạc jazz xuất hiện từ những năm 1930 và trong suốt 25 năm hoạt động, nhóm vẫn theo đuổi ḍng jazz cổ điển. Tuy nhiên, chúng tôi không định biến ḿnh thành một kiểu như bảo tàng, mà t́m trong đó tiếng nói riêng. Điều quan trọng là thể hiện cảm xúc và truyền cảm xúc đó cho khán giả như thế nào thôi. Cũng giống như bạn nh́n thấy trong những ṭa nhà cao tầng hiện đại kia vẫn có sự hiện diện của những đồ nội thất cổ. Nhạc jazz chính thống luôn có những giá trị riêng và không bao giờ có thể phai mờ.
- Ngoài chương tŕnh biểu diễn, giao lưu, nhóm có chương tŕnh ǵ khác cho những ngày ở Việt Nam ?
- Do thời gian hạn hẹp, chúng tôi không tham quan được nhiều, cho nên nhóm sẽ phải tranh thủ từng phút một. Chúng tôi dự tính sẽ thăm bảo tàng để biết được lịch sử của đất nước các bạn.
- Xin cảm ơn anh!
Buổi biểu diễn của Ari Roland sẽ diễn ra lúc 19h30 hôm nay, 26/4, tại Nhạc viện TP HCM. Đây là một trong các sự kiện văn hóa của Tổng Lănh sự quán Hoa Kỳ nhằm nâng cao sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Ngoài ra, Ari Roland c̣n giao lưu với sinh viên nhạc viện và các trường đại học, nói chuyện với các nghệ sĩ Việt Nam tại Cà phê Thứ Bảy và biểu diễn cho trẻ em khiếm thị tại Mái ấm Nhật Hồng, Q.Thủ Đức. Sau đó, Ari Roland sẽ thăm và biểu diễn tại Hà Nội ngày 28/4. Ari Roland gồm bốn thành viên: trưởng nhóm Ari Roland chơi contrebass, Chris Byars chơi tenor saxophone, Zaid Nasser chơi alto saxophone và thành viên nhỏ tuổi nhất, Keith Ballan chơi trống.
Kim Vân
(Báo Đất Việt)