Sau khoảng chục ngày điều trị chấn thương háng bằng phương pháp châm cứu và bấm huyệt tại Nam Định nhưng không tiến triển, tiền vệ Văn Vinh (HP.HN) đă quay về Hà Nội.
Theo sự giới thiệu của bạn bè, anh tiếp tục t́m đến Bệnh viện Việt – Pháp để khám chữa. Kết quả chụp phim và kết luận của một giáo sư người Pháp có uy tín tại bệnh viện này cho biết, cầu thủ xứ Nghệ đă bị rách và viêm cơ háng phải trầm trọng. Trước mắt, anh sẽ phải tạm ngừng các h́nh thức vận động khoảng 3 tháng. Bầu trời như sụp đổ trước mắt Văn Vinh khi mùa giải 2011 gần như chính thức khép lại.
Đoạn trường như cầu thủ bị chấn thương
Không phải đến bây giờ, chấn thương của Văn Vinh mới được phát hiện. Cách đây hơn 3 tháng, cơ háng của Vinh đă có vấn đề khiến đội trưởng HP.HN ngồi ngoài từ bấy đến nay. Trong quăng thời gian đó, Vinh đă t́m tới khá nhiều cơ sở y tế cả công và tư để khám chữa nhưng tất cả đều chỉ đưa ra một kết luận chung là: “Những chấn thương ở háng thường rất lâu lành”, đồng thời họ bó tay trước câu hỏi làm thế nào để nó hồi phục tích cực hơn?
H́nh ảnh chụp phim của Văn Vinh cho thấy, một mảng cơ tách rời khỏi phần xương bên đùi phải, vị giáo sư của Bệnh viện Việt – Pháp vừa nhắc ở trên phàn nàn rằng, Văn Vinh đă để t́nh trạng rách và viêm cơ háng quá lâu dẫn đến tổn thương ở mức độ trầm trọng. Điều đó có nghĩa là trong suốt hơn 3 tháng qua, chấn thương của Văn Vinh đă không được điều trị đúng cách, nếu như không muốn nói là đă bị làm cho nặng hơn. Và bao công sức kiêng khem điều trị của tiền vệ xứ Nghệ để sớm quay trở lại sân cỏ cuối cùng đă đổ hết ra sông ra biển.
|
Mùa giải 2011 với Văn Vinh coi như đă bị khép lại v́ chấn thương không được điều trị đúng cách |
Những trường hợp như Văn Vinh giờ không hiếm gặp trong giới cầu thủ VN. Người đồng hương xứ Nghệ của Vinh là Công Minh sau ca mổ gối năm ngoái đến giờ vẫn chưa thể trở lại khoác áo SLNA, c̣n Tiến Thành đă mất gần trọn năm 2010 để điều trị chấn thương của ḿnh trước khi quay lại khoác áo V.NB mùa này...
Bên cạnh sự yếu kém của y học thể thao VN vốn là điều không cần phải bàn căi th́ ở đây cũng có trách nhiệm rất lớn của các CLB. Rằng họ có thể sẵn sàng bỏ ra cả đống tiền để kư hợp đồng với một cầu thủ nhưng lại luôn giữ lối tư duy theo kiểu chỉ cần như vậy là đủ.
Chữa bằng niềm tin
Nhưng ngay cả giới cầu thủ đôi khi cũng không ư thức rơ hết mức độ nguy hiểm mà chấn thương ḿnh mắc phải. Thường xuyên hơn tất cả là những cách chữa bằng kinh nghiệm hoặc một cách đơn giản hơn rất nhiều là chữa bằng niềm tin.
Trước khi tới Bệnh viện Việt – Pháp, Văn Vinh cùng khá nhiều đồng nghiệp của anh đă luôn tin và suy nghĩ đơn giản rằng, những chấn thương ở vùng háng chỉ cần nghỉ lâu là khỏi. Nghe theo lời khuyên, tiền vệ xứ Nghệ c̣n chữa trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, nhưng quan điểm của vị giáo sư người Pháp lại cho rằng, cách đó chỉ làm cho chấn thương thêm trầm trọng.
Chưa có thống kê chính thức nhưng dường như đang có một trào lưu dùng băng trắng quấn quanh đầu gối ở V-League. Bắt đầu từ Như Thành, Việt Thắng (V.NB), nối tiếp là Quang Hải (N.SG) rồi Hữu Hoàng (HP.HN)... Quấn quanh một đầu gối chưa đủ, ở trận đấu bù ṿng 12 V-League 2011 với HN.T&T, thủ quân Huy Hoàng c̣n dùng băng trắng bọc lấy cả 2 cái đầu gối của ḿnh.
Sau những tổn thương ở vùng gối, giới cầu thủ Việt cho rằng, cách quấn băng như vậy giúp họ yên tâm hơn về nguy cơ tái phát chấn thương. Nhưng có vẻ đó lại là một suy nghĩ mang màu sắc duy tâm nhiều hơn là tác dụng của chiếc băng trắng có thể mang lại.
Theo dơi bóng đá quốc tế, cầu thủ có thể mang một chiếc mũ bảo hộ đầu hoặc một cái mặt nạ để bảo vệ sống mũi (những vật dụng có thể mang lại hiệu quả pḥng chống chấn thương một cách thiết thực)... nhưng rất hiếm khi, nếu như không muốn nói là chưa thấy ai quấn băng trắng ở đầu gối mà ra sân cả. Và có một sự thật hiển nhiên là mức độ va chạm của các trận đấu bóng đá quốc tế khốc liệt hơn tại V-League rất nhiều.
Giờ th́ mỗi khi bị chấn thương, cầu thủ Việt sẽ chỉ c̣n 2 sự lựa chọn, hoặc gây sức ép với CLB để ra nước ngoài chữa trị bằng y khoa hiện đại, hoặc ở lại nhà chữa trị bằng kinh nghiệm và niềm tin.
Theo Thể Thao & Văn Hóa Online