R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Giải oan cho... Bao Thanh Thiên!
H́nh ảnh Bao Thanh Thiên với khuôn mặt đen và vầng trăng trên trán vốn không xa lạ ǵ với khán giả Việt Nam. Tuy nhiên sự thật không như người ta tưởng.
Bộ phim Bao Thanh Thiên do Kim Siêu Quần (thủ vai Bao Công), Hà Gia Kính ( vai Triển Chiêu), Phạm Hồng Hiên (vai Công Tôn Sách) đă tạo nên cơn sốt ở khắp Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Việt Nam.
H́nh ảnh Bao Công trong phim
Năm 2010, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan lại hợp tác mời bộ ba dàn diễn viên trên đảm nhận và quay lại bộ phim cùng tên. Nhưng phiên bản trước đây lẫn bản mới này có nhiều t́nh tiết khác với sử sách ghi chép. Vài nét về Bao Công
Bao Công, tên thật là Bao Chửng, sinh năm 990, mất năm 1062, tự Hy Nhân, nguyên quán Hợp Ph́ – An Huy, xuất thân trong gia đ́nh quan lại, cha làm đến chức H́nh bộ thị lang.
Năm 28 thi đỗ Tiến sĩ, nhưng ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, đến năm 38 tuổi mới bắt đầu làm quan. Do công chính liêm minh, được bá tánh và cấp trên trọng dụng, nhanh chóng thăng chức, ông từng kinh qua chức Ngự sự, Giám sát ngự sự, Hộ bộ phó sứ, phủ doăn phủ Khai Phong, Khu mật sứ phó sứ, thừa tướng...
Do ông liêm chính, thay dân xử án oan, không sợ quyền quư…nên được dân chúng kính trọng gọi Bao Công, Bao Thanh Thiên. Sau khi chết, được vua phong Hiếu Túc Công.
Để t́m hiểu về một Bao Công đúng với lịch sử, tác giả đă từ Bắc Kinh lên đường đến Khai Phong Phủ quyết “minh oan” cho Bao Thanh Thiên.
Và những khám phá mới mẻ đầy lư thú về nhân vật này thật sự không phụ ḷng tác giả.
Thứ nhất, mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vầng trăng trên trán. Sở dĩ phim ảnh chúng ta thấy mặt Bao Công đen là do ảnh hưởng của Kinh Kịch, hát bội, trong hát tuồng, nghệ thuật Kinh Kịch phải vẽ mặt nạ, mặt trắng là đại diện cho tiểu nhân, kẻ gian; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử.
Do đó, mặt Bao Công được tô đen để khắc họa tính nghiêm minh, liêm chính của ông. Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng phàm, nên ban ngày xử án ở dương gian, ban đêm xử án ở âm ty, vầng trăng trên trán chính là để Bao Công ban đêm có thể xử án của oan hồn dưới âm phủ.
Thứ hai, Bao Công sống với cha mẹ, chứ không phải là v́ sinh ra mặt đen mà bị cha mẹ bỏ đi, do “Tẩu nương” (chị dâu) nuôi nấng. Bao Công có 1 vợ họ Đổng và 1 thiếp họ Tôn, chứ không phải sống một ḿnh như trong phim. Bao Công có 1 đứa con trai, con dâu họ Thôi, lấy nhau được 2 năm th́ con trai chết. Đến năm Bao Công 59 tuổi, mới có đứa con thứ hai do thiếp họ Tôn kia sinh ra. Đứa con út này do chị dâu họ Thôi nuôi dưỡng.
Thứ ba, Bao Công làm quan phủ doăn phủ Khai Phong, ở phủ Khai Phong xử án chỉ có 1 năm, thời gian c̣n lại, Bao Công thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Có Ngự tiền thị vệ tứ phẩm đới đao hộ vệ Triển Chiêu bảo vệ cho Bao Công, nhưng kiểm tra các sử sách th́ không có tên của Công Tôn Sách giúp việc cho Bao Công. Do đó, rất có thể nhân vật Công Tôn Sách là hư cấu.
Khai Phong Phủ
Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 808km, là kinh đô của nhà Tống.
Khai Phong Phủ
Khai Phong Phủ chiếm diện tích 60 hecta, có sân băi, thành lầu, nha môn, nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi, nhà khách, nhà lao…đă trở thành 1 điểm du lịch thu hút hàng trăm hàng ngàn lượt du khách tham quan mỗi ngày.
Mỗi ngày, tại Khai Phong Phủ đều có dàn diễn viên biểu diễn lại cảnh tượng Bao Công đi tuần, với kiệu, người, đánh trống, đánh chiêng…Sau nghi lễ Bao Công đi tuần về phủ Khai Phong, Phủ Khai Phong chính thức mở cửa cho du khách vào tham quan.
Phủ Khai Phong tái diễn cảnh Bao Công đi tuần về phủ
Như trong phim ảnh, trước cửa Nha Môn cũng có 1 chiếc trống thật to, để dân chúng đến đánh trống kêu oan. Bên trong nha môn là nơi xét xử vụ án, với chiếc bàn chủ tọa để Bao Công thăng đường xử án, bên dưới để 3 chiếc đao: Cẩu đầu đao, Hổ đầu đao và Long đầu đao để xử trảm phạm nhân theo cấp bậc, dân thường phạm tội chết xử Cẩu đầu đao chặt đầu, quan và tướng xử Hổ đầu đao, c̣n thân thích của vua chúa th́ xử Long đầu đao.
Chiếc trống kêu oan
Giờ đây, du khách có thể tốn 50 tệ (khoảng 170.000 đồng) là có thể mướn 1 bộ trang phục của Bao Công để ngồi trên công đường xét xử, chụp h́nh lưu niệm…Dịch vụ trên đă thu hút rất nhiều du khách muốn nhập vai Bao Công một phen.
Nhưng khi tham quan Khai Phong Phủ và Đền thờ Bao Công ở kế bên Khai Phong Phủ, theo điển tích trên bia đá, sử sách ghi chép lại, th́ nhân vật Bao Công có nhiều điểm khác biệt so với Bao Công trong tiểu thuyết lẫn phim ảnh.
Phía sau của khu công đường xử án, là nơi tiếp khách, pḥng làm việc của các quan cấp dưới giúp việc cho Phủ doăn Phủ Khai Phong. Tiếp đến là khuôn viên, sân vườn, phía sau nữa là nhà nghỉ, nhà ở của quan lại, bộ đầu, binh lính…
Cuối dăy c̣n có nhà lao để giam giữ phạm nhân chờ ngày xét xử, hành h́nh. Nhà lao được chia làm 2 khu, khu nam và khu nữ. Bên ngoài nhà lao, c̣n giữ lại gông đeo cổ, xe tù…để cho du khách thấy được toàn bộ cách làm việc, sinh hoạt, xét xử, giam giữ tù nhân…của một Khai Phong Phủ ngày xưa.
Gông đeo cổ
Xe chở tù nhân
Nhà tù
Sau khi tham quan Phủ Khai Phong, du khách c̣n có thể sang thành lầu
để tham gia hoạt cảnh tái diễn cảnh con gái Vương thừa tướng ném tú cầu kén chồng.
Cảnh con gái Vương thừa tướng ném tú cầu kén chồng
Hoạt cảnh trên đă thu hút rất nhiều du khách tham gia, tuy chỉ là tượng trưng, nhưng ai nấy đều muốn giành được quả tú cầu cho ḿnh để đem lại t́nh duyên may mắn. Nhưng những du khách không may chưa giành được tú cầu sẽ được các cô tỳ nữ của tiểu thư nhà họ Vương phát kẹo, ngụ ư t́nh yêu sẽ được ngọt ngào.
Gia Quyền
(NLĐ)
|