Sau loạt bài về ảnh nude của người mẫu Ngọc Quyên, chúng tôi nhận được một số phản hồi của các nhiếp ảnh phân tích, mổ xẻ những cái yếu căn bản về tay nghề của Tô Thanh Nghiệp.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc, tác giả và người mẫu dù có khát khao hướng đến giá trị nghệ thuật, ư nghĩa nhân văn (bảo vệ môi trường) nhưng v́ tay nghề c̣n non, tư tưởng áp đặt nên đă khiến cho công chúng không chỉ khó cảm nhận được thông điệp mà c̣n thấy phản cảm trước sự trần trụi của người mẫu.
Nhiều lỗi nghiệp vụ
Nhằm chỉ ra những nhược điểm căn bản trong loạt ảnh của Tô Thanh Nghiệp, nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng- tác giả của bộ ảnh đẹp như tranh trong “Cánh đồng bất tận”- đă giúp độc giả phân biệt bằng cách so sánh bức ảnh gốc của Tô Thanh Nghiệp và một bức đă được chỉnh sửa theo cái nh́n của Đặng Minh Tùng.
Anh cho rằng, lỗi căn bản nhất của Tô Thanh Nghiệp chính là bố cục chưa tốt nên không nêu bật được nội tâm của nhân vật chính, độ sáng của ảnh quá “phô” nên khi nh́n ảnh, người ta cảm thấy “nhột”, thấy “mắc cỡ” nhiều hơn là rung động. Chính v́ vậy, Đặng Minh Tùng đă thử thay mặt tác giả t́m cách để khắc phục lỗi này bằng cách chuyển từ ảnh màu sang đen trắng, sau đó bố cục lại toàn bộ bức ảnh.
Điều anh quan tâm tiếp theo là giảm đi độ sáng phần nền để tôn lên h́nh ảnh của người mẫu, tạo cho bức ảnh có chiều sâu hơn, không gian ở đó cũng trở nên sâu lắng hơn, có cảm giác 3D hơn chứ không c̣n “trống hoác trống huơ” như ở ảnh gốc.
Ngọc Quyên - Cô người mẫu đang gây ồn ào dư luận.
“Stylist (tạo dựng phong cách) của loạt ảnh này cũng có vấn đề”- để chứng minh điều này, Minh Tùng tiếp tục chỉ dẫn: Sự chuyên nghiệp của một người mẫu chính là yếu tố “cản trở” Ngọc Quyên khi cô thể hiện với ảnh nude. Nhiều nhiếp ảnh gia có nghề như Thái Phiên, Dương Quốc Định đă rất có lư khi các tác phẩm của họ đều “nói không” với người mẫu mà thường t́m đến những gương mặt c̣n ngây ngô, e dè đầy bản năng.
V́ Ngọc Quyên chỉ chú ư phô diễn h́nh thể nên thông điệp về môi trường mà cô chủ đích đă không đạt được như ư đồ ban đầu. Thần thái của gương mặt quá thảnh thơi, như thể đang ngồi nh́n nước chảy chứ không nói lên được ước vọng “hăy bảo vệ môi trường sống”.
Theo Minh Tùng, để hiệu quả hơn, khuôn mặt và tạo h́nh cho Ngọc Quyên phải hoang dại hơn để trở về đúng bản thể trước thiên nhiên hoang sơ chứ không nên quá hiện đại từ mái tóc đến ánh nh́n.
“Nó càng sù ś càng tốt chứ không nên dùng photoshop để chỉnh cho bóng bẩy. Đây không phải là h́nh thời trang. Người mẫu nuột nà quá sẽ tách dời với không gian. Tất cả những điều đó đă dẫn đến việc thiếu ḥa hợp về ư tưởng nên công chúng mới thấy h́nh chụp mà như ghép. Đó là một sự thất bại của tác giả”- Minh Tùng nói.
Ghép hay không không quan trọng
Ngay cả việc Tô Thanh Nghiệp thách thức dư luận bằng cách “cá cược” để chứng minh ḿnh không ghép ảnh cũng khiến các nhiếp ảnh gia cho rằng, nó giống một người làm kinh doanh chứ không phải bản lĩnh của người làm nghệ thuật.
Nhiếp ảnh gia Thái Phiên cho rằng: “Trong một bức ảnh, ghép-photoshop hay không không phải là vấn đề chính. Ngoại trừ những cuộc thi có thể lệ riêng như ảnh báo chí, c̣n những cuộc thi ảnh nghệ thuật trong và ngoài nước họ cũng không chấp chuyện có can thiệp của kỹ thuật. Mục đích tối thượng của một tác phẩm nghệ thuật là nh́n vào người ta có thấy Đẹp hay không.
Ghép hay photoshop chỉ là phương tiện đi đến mục đích là Đẹp! Riêng bộ ảnh của Tô Thanh Nghiệp, tôi cho rằng Nghiệp không ghép mà là chụp 100%. C̣n nếu ghép th́ nó phải đẹp hơn nhiều và cần phải tay nghề để người ta không đặt vấn đề là ảnh thật hay ghép”.
Về vấn đề này, Đặng Minh Tùng cũng thể hiện quan điểm: “Nếu là ḿnh, tôi sẽ tôn trọng cảm nhận của mỗi người. Nhưng trong trường hợp này, người tội nghiệp nhất là Ngọc Quyên. Cô ấy có sự dũng cảm để nude nhưng lại chưa hiểu hết ư nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Chỉ là muốn chứng minh ḿnh làm được cái điều mà chưa ai làm, đó là khỏa thân v́ môi trường. Và lỗi ở đây là của người chụp”.
Không muốn b́nh luận về bộ ảnh của Tô Thanh Nghiệp, nhưng với tư cách là một người từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế về ảnh nude, nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định chỉ đóng góp ở góc độ nghề nghiệp: “Xem bộ ảnh này, tôi thấy tác giả chỉ mượn phương tiện đang có để phản ánh cái người khác muốn. Nghệ thuật, nhất là lĩnh vực nhạy cảm như ảnh nude mà bị áp đặt th́ tính thăng hoa sẽ bị giảm đi.
Tôi rất tiếc cho người mẫu v́ cô đă chọn sai người và không hiểu về chính điều ḿnh làm, rằng bảo vệ môi trường là như thế nào. Công chúng thấy ở đó sự phản cảm là bởi cái nh́n của tác giả chưa vượt lên được cái tầm thường chứ không phải do người mẫu, v́ h́nh thể của người phụ nữ là như nhau. Phải có cái nền vững và sự nghiên cứu về nude cùng với sự rung cảm thực sự về h́nh thể người nữ th́ mới vượt lên được cái tầm thường. Rất tiếc điều này Tô Thanh Nghiệp chưa đạt tới”.
Theo Gia đ́nh