Nền công nghiệp âm nhạc xứ Hàn là mảnh đất màu mỡ giúp các ca sĩ hái ra tiền nhưng cũng là môi trường vô cùng khắc nghiệt.
Một khi có ư định trở thành sao, những tài năng trẻ tuổi đă phải chấp nhận từ bỏ tuổi thơ và sống cuộc sống khổ cực trong các học viện đào tạo ngôi sao, các công ty quản lư trong một thời gian khá dài.
Hai triệu USD cho việc đào tạo một ca sĩ
Ngay từ đầu năm 2011, các ông lớn của làng nhạc xứ kim chi đă cùng ngồi lại bàn bạc kế hoạch phát triển các thần tượng âm nhạc, các ban nhạc thần tượng sao cho thật hiệu quả, thêm nhiều tiếng vang trong khu vực và kiếm được nhiều lợi nhuận. Bởi trong năm 2010, lượng album tiêu thụ được của các nhóm nhạc thần tượng tăng lên 40% so với năm 2009. Việc xuất hiện thêm một loạt các nhóm nhạc mới như như SNSD, KARA, 4Minute hay F.T.Island đă thu hút khá đông lượng người hâm mộ ở lứa tuổi teen. Các thần tượng âm nhạc đă góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh sự phát triển của thị trường Hallyu tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Đằng sau sự thành công của các nhóm nhạc thần tượng, các ngôi sao ca nhạc, phải nhắc đến hệ thống đào tạo chuyên nghiệp của các công ty quản lư. Để "xuất xưởng" được một ca sĩ, một nhóm nhạc toàn diện, công ty quản lư phải chi một khoản kha khá.
Tổng chi phí ban đầu cho một nhóm nhạc 9 thành viên như SNSD vào khoảng 1,3 triệu USD.
Tại Hàn Quốc, mỗi công ty quản lư sẽ chi tiền đào tạo khoảng 20 tài năng trẻ. Nếu thời gian rèn luyện là 5 năm, th́ một tài năng, muốn đi đến được với công chúng, cũng phải được đầu tư ít nhất 150.000 USD. Điều này có nghĩa để đưa được một girlgroup có 9 thành viên lên sân khấu, công ty quản lư phải chi ra tối thiểu 1,3 triệu USD. Con số này không bao gồm phí ăn ở, di chuyển, trang phục, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, lương quản lư, phí sản xuất - quảng bá, giới thiệu album. Nếu tính tổng th́ th́ công ty quản lư cần bỏ ra khoảng hai triệu USD cho mỗi một người.
Tuy nhiên, một khi các thần tượng âm nhạc này đă thành công ở thị trường nước ngoài th́ số tiền đầu tư ban đầu sẽ nhanh chóng được bù lại và sinh lợi vô kể. Số tiền một nhóm nhạc kiếm được có thể lên đến hàng tỷ thông qua việc bán album, làm quảng áo, lấn sân sang điện ảnh và các khác khoản thu khác. Chẳng hạn như KARA và SNSD, sau khi hoạt động mạnh mẽ ở thị trường Nhật Bản, đă thu về hơn 30 triệu USD chỉ riêng tiền bán album trong năm 2010. Trong năm 2009, DBSK từng mang về hơn 130 triệu USD từ việc bán album.
Sau khi có được thành công trên thị trường nước ngoài, số tiền các ban nhạc thu về không phải là nhỏ.
Và với khoản lợi nhuận cao như thế, các công ty quản lư không ngần ngại trong việc chi ra khoản đầu tư ban đầu hai triệu USD cho các tài năng trẻ. C̣n về t́m kiếm tài năng, các công ty này cũng không gặp chút khó khăn ǵ v́ đă có khá nhiều các học viện đào tạo ngôi sao ngoài kia chờ họ đến tuyển người.
Chuyện tại các ḷ đào tạo ngôi sao
Theo một khảo sát mới đây do trang Daum tiến hành, trong hai đứa trẻ được hỏi th́ một em cho biết muốn trở thành ngôi sao ca nhạc. Cùng với sự gia tăng không ngừng của các nhóm nhạc, ca sĩ, số lượng người trẻ tuổi ở Hàn Quốc muốn được đào tạo tại các học viện giải trí cũng nhiều như nấm sau mưa. Hiện nay, trên đất nước Hàn Quốc có khoảng 700 học viện đào tạo như thế.
Bae Jin Taek, Giám đốc một học viện đào tạo sao, cho biết: “5 năm trước ở nước này chỉ có khoảng 300 học viện âm nhạc. Tuy nhiên, sau khi bùng nổ các nhóm nhạc thần tượng, số lượng các học viện này ngày càng nhiều”. Học viện của ông mở từ tháng 7 năm ngoái và hiện có 220 sinh viên theo học. “Các sinh viên được đào tạo trong trường từ một đến ba năm. Sau đó họ sẽ tiếp tục quá tŕnh luyện tập tại các công ty quản lư”.
Nhưng thực tế cuộc sống trong các ḷ đào tạo ngôi sao không như những đứa trẻ vẫn tưởng tượng. 15 tài năng trẻ đang theo đuổi ước mơ trở thành người nổi tiếng khi được hỏi đều cho biết tất cả những quyền lợi cơ bản của con người đều bị lờ đi trong những học viện này. Các học viên phải tuân thủ một thời khóa biểu sắt đá và bỏ hẳn việc học văn hóa để tập trung toàn bộ thời gian cho quá tŕnh tập luyện. Những đứa trẻ đang ở tuổi đi học buộc phải trải qua những kỳ nghỉ trong các trại huấn luyện. Tại đây, các em được yêu cầu rèn luyện kỹ năng biểu diễn từ 9, 10 h ngày hôm trước đến 2, 3h ngày hôm sau. Trong suốt quăng thời gian đó, chúng chỉ có hai hoặc ba tiếng nghỉ trước hoặc sau mỗi bữa ăn.
Các tài năng trẻ phải rèn luyện khổ cực tại những ḷ đào tạo sao.
Các tài năng trẻ được nhận vào trường đào tạo từ khi c̣n rất nhỏ, thường chỉ khoảng từ 11 tuổi. Các em phải chấp nhận sống xa gia đ́nh suốt thời gian rèn luyện có thể kéo dài từ 6 tháng đến hàng năm. Gia đ́nh học viên phải trả từ 500.000 won đến hai triệu một tháng cho những học viện đào tạo như thế.
Một buổi huấn luyện bao gồm nhảy, hát, học diễn xuất, rèn luyện thể lực để cho cơ thể phát triển cân đối. “Điều khiến tôi đau khổ nhất là chỉ được ngủ chưa được nổi 5 tiếng mỗi ngày. Tôi thấy ḿnh như đang sống trong địa ngục mỗi sáng thức dậy”, một học viên 16 tuổi chia sẻ. C̣n quản lư của các ngôi sao cho biết có đào tạo khắc nghiệt th́ các học viên mới “nên người”. “Lư do v́ sao các học viên hay bị phạt hay quát mắng là v́ có như thế họ mới đạt được thành công khi bước chân vào ngành công nghiệp giải trí có tính cạnh tranh cao”, một vị quản lư cho biết.
Môi trường đào tạo khắc nghiệt tại các ḷ đào tạo sao đă khiến các chuyên gia của Hàn Quốc không khỏi lo ngại, bởi những tài năng chớm nở của làng giải trí xứ kim chi được nuôi dưỡng và phát triển trong những môi trường đi lệch chuẩn xă hội quá nhiều. Ji Jung Soon thuộc trung tâm Bright Youth cho biết: “Những người trẻ muốn trở thành ngôi sao lớn lên trong h́nh phạt và sự chèn ép. Nếu chúng trở nên nổi tiếng, chúng sẽ là những người bị bó buộc vào quyền lực và sống phụ thuộc, trong khi ḷng tự trọng mỗi ngày một ít đi”.
Theo Đất Việt