Cây hoa Gạo, c̣n gọi là Mộc miên hay Hồng miên, đồng bào Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lang.
Cùng với cây Kơ-nia, Pơ-lang dường như đă trở thành biểu trưng cho vùng đất Tây Nguyên, được đi vào thi ca, nhạc họa nhiều nhất.
Nếu cây Kơ-nia được biết đến bởi h́nh dáng hùng vĩ độc đáo của nó th́ Pơ-lang được yêu thích từ màu hoa đỏ thắm nổi bật giữa ngàn xanh.
Người ta thường ví cây Kơ-nia là biểu trưng sức mạnh vạm vỡ của các chàng trai Tây Nguyên th́ Pơ-lang chính là biểu tượng cho những cô gái yêu kiều của vùng đất bazan. Điều đó được thể hiện rơ trong truyền thuyết về loài cây này.
Chuyện kể rằng, có chàng trai nghèo yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Họ chuẩn bị cưới th́ trời đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng trai. Dân làng trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự t́nh.
Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thủy chung.
Gặp Ngọc Hoàng, chàng thưa: “Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin Người xem xét lại”.
Ngọc Hoàng hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần tâu: “Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc chểnh mảng”.
Thần Sấm thưa: “Một ḿnh thần không làm xuể. Xin Người giữ chàng trai này lại phụ giúp thần”. Ngọc Hoàng chuẩn tấu và truyền lệnh nâng bầu trời xa khỏi mặt đất để người hạ giới không lên được nữa.
Chàng trai đành ở lại làm thần Mưa. Nhớ người yêu, nước mắt chàng tuôn trào.
C̣n cô gái, ngày nào cô cũng trèo lên cây nêu trông ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới. Biết chuyện, ngài cho cô gái một điều ước.
Nàng thưa: “Xin Người biến cây nêu thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần có thể nh́n thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần”. Thỏa nguyện, cô gái gieo ḿnh từ trên cao xuống.
Hoa Pơ-lang là loài hoa của thi ca nghệ thuật, của tâm tưởng con người từ xa xưa lắm rồi. H́nh ảnh cây gạo đầu làng, hoa gạo đỏ tươi lặng lẽ một góc trời quê, chong một sắc buồn vời vợi trong mắt người mong đợi hay thăm thẳm phương trời nỗi nhớ của người đi xa… đă thành những vần thơ, những giai điệu nhạc, những đường nét sắc màu trong tranh vẽ của bao hồn nghệ sĩ.
Dưới đây là một vài h́nh ảnh về loài hoa mà nhạc sĩ Đức Minh đă từng ca ngợi là "cánh hoa đẹp nhất rừng Tây Nguyên":
Những con đường trở nên thơ mộng hơn
Khoảng từ giữa tháng Giêng, trùm kín lên tất cả các cành là
những bông hoa rực rỡ. Hơn một tháng sau sẽ kết trái
Nổi bật giữa đại ngàn xanh mướt
Khoe sắc trong nắng gió cao nguyên. Cao vút dưới bầu trời xanh
Cây Pơ-lang (cây Gạo) có tên khoa học là Bombax ceiba L (B.malabaricum DC). Thuộc họ Gạo-Bombacaceae. Cây có thể cao hơn 15m, thân có gai và có bạnh vè ở góc. Lá kép chân vịt mọc so le. Hoa màu đỏ kết thành chùm, có đặc điểm là nở trước khi ra lá, quả nang to. Hạt có nhiều lông như sợi bông.
Ngoài hoa đẹp, cây này c̣n có dược tính cao. Theo sách “Cây cỏ Việt Nam” th́ từ hoa đến vỏ cây, rễ và vỏ rễ đều có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần, có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, cầm máu… chữa được các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét…
Theo Giang Nam
(Dak Lak Online)